An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Tuyên Quang: Triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững
03:38 PM 21/03/2023
(LĐXH)- Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đang tiếp tục xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nghèo năm 2023 gắn với giai đoạn tiếp theo, phấn đấu đấu đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống dưới 10%, phấn đấu hoàn thành vượt mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra (giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2-2,5%).
Theo kết quả rà soát năm 2022, toàn tỉnh Tuyên Quang còn 40.522 hộ nghèo, chiếm 18,90%. Mục tiêu hết năm 2025 toàn tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%.
Các giải pháp trọng tâm đang được triển khai thực hiện gồm: Tăng cường tuyên truyền về giảm nghèo; triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách của Nhà nước, của tỉnh về giảm nghèo bền vững; tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển các mô hình kinh doanh, dịch vụ, tạo nhiều việc làm để tăng thu nhập cho người dân; tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án Xóa nhà ở tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu  hoàn thành việc thực hiện xóa 3.820 nhà ở tạm, dột nát cho 100% hộ nghèo… 

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lâm Bình tổ chức trao 70 con dê sinh sản giống địa phương

cho 20 hộ gia đình nghèo, cận nghèo ở các xã Bình An, Thổ Bình

Cụ thể, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19.310 hộ đầu năm 2022 xuống còn 8.571 hộ vào cuối năm 2025 đối với số hộ nghèo thiếu vốn và giảm từ 9.992 hộ đầu năm 2022 xuống còn 3.527 hộ vào cuối năm 2025 đối với hộ nghèo do thiếu phương tiện sản xuất. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác giảm nghèo; truyền thông, vận động để làm thay đổi nhận thức của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và các hộ nghèo về ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo; biểu dương, khen thưởng các hộ nghèo có nhiều nỗ lực điển hình trong vươn lên thoát nghèo bền vững.
Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững; trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ tỉnh đến cơ sở cần xác định mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm, giai đoạn là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nêu cao vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện công tác giảm nghèo.

HTX sản xuất kinh doanh cá đặc sản Thái Hòa (Hàm Yên) đầu tư phát triển nuôi cá đặc sản theo hướng hàng hóa

Nâng cao chất lượng tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức các phiên giao dịch, sàn giao dịch việc làm, thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề, tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trong đó quan tâm đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ gia đình thiếu đất sản xuất, lao động phải chuyển đổi ngành nghề, lao động thuộc diện di dân tái định cư, nhằm tạo cơ hội cho người lao động có cơ hội tìm việc làm, đi làm việc ở các nhà máy, các khu công nghiệp trong tỉnh, trong nước, góp phần nâng cao thu nhập và hạn chế phát sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo. Triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm để cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với phương án, dự án vay vốn khả thi, sử dụng nhiều lao động và cho vay đối với đối tượng là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi ngành nghề, lao động là người dân tộc thiểu số.
Tính đến tháng 3/2023, toàn tỉnh đã tổ chức tư vấn về chính sách việc làm, học nghề cho hơn 3.600 người lao động tại các huyện, thành phố; tạo việc làm mới cho hơn 3.200 người lao động đi làm việc tại các ngành kinh tế trong tỉnh và tại các khu, cụm công nghiệp trong cả nước và xuất khẩu lao động…   
Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ tạo việc làm cho trên 16.700 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; đưa trên 7.500 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi làm việc ở ngoài tỉnh; góp phần giảm số hộ nghèo có chỉ số thiếu hụt về việc làm xuống còn dưới 15% vào cuối năm 2025./.
Mỹ Linh
TAG:
Tin khác
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
Thành đoàn Hải Phòng với các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa
Về nơi khởi nguồn Ngày Thương binh – Liệt sĩ
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố Hải Phòng: Triển khai nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”
Xã Nam Thanh (Nam Trực): Quan tâm chăm lo cho người có công
Tri ân người có công ở Mộc Châu
Nam Định phát huy hiệu quả Quỹ Đền ơn đáp nghĩa