Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Tuyên Quang phấn đấu giảm thiểu tai nạn thương tích trẻ em
10:52 AM 26/10/2021
(LĐXH)- Nhằm kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông, ngày 25/10/2021, UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 5.868 km2. Dân số toàn tỉnh trên 780 ngàn người; tỉnh có 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 1 thành phố với trên 22 dân tộc anh em sinh sống tại 141 xã, phường, thị trấn. Theo số liệu thống kê của các huyện, thành phố, tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi của tỉnh chiếm khoảng 29% dân số.
Những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở Tuyên Quang đã được triển khai thực hiện đồng bộ, khoa học với nhiều dự án, mô hình mang lại hiệu quả thiết thực. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể thường xuyên tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách liên quan đến trẻ em, triển khai nhiều phong trào, mô hình bảo vệ trẻ em ở cộng đồng, khu dân cư đã tác động tích cực đến việc thực hiện các quyền của trẻ em. Đặc biệt, công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông ở trẻ em đã thường xuyên được quan tâm thực hiện.

Huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) tổ chức tập huấn kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em tại sông, suối 

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Trưởng Phòng Trẻ em và Bình đẳng giới (Sở Lao động – TBXH) cho biết: Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở Tuyên Quang có nhiều thuận lợi, một số đơn vị đã tham mưu tốt cho UBND tỉnh chỉ đạo các ngành thực hiện các chỉ tiêu, nhất là các chương trình xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em, xây dựng mô hình ngôi nhà an toàn với trẻ em. Các hoạt động hỗ trợ nâng cao kỹ năng phòng, chống xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em được tỉnh triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Đặc biệt, để tiếp tục kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông nhằm bảo đảm tính mạng và sức khỏe của trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội, ngày 25/10/2021, UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch số 185/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 – 2030.
Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 550/100.000 trẻ em và còn 500/100.000 trẻ em vào năm 2030. Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích xuống còn 16/100.000 trẻ em và còn 15/100.000 trẻ em vào năm 2030. Hằng năm, giảm đến mức thấp nhất số trẻ em bị tử vong và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ; số trẻ em bị tử vong do đuối nước.
Tỉnh đặt mục tiêu có 90% trẻ em, cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em năm 2025 và 95% vào năm 2030. 90% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết các quy định về an toàn giao thông đường bộ năm 2025 và 95% vào năm 2030. Phấn đấu đạt 60% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước năm 2025 và 65% vào năm 2030; phấn đấu đạt 30% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết bơi an toàn năm 2025 và duy trì vào những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, 100% công chức, viên chức, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. 90% cán bộ cấp xã, công chức, viên chức, giáo viên, cộng tác viên, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được tập huấn các kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em năm 2025 và 90% vào năm 2030. 90% nhân viên y tế thôn, bản, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích năm 2025 và 100% năm 2030...
Theo Kế hoạch, Tuyên Quang sẽ thực hiện giải pháp tăng cường công tác truyền thông giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp, các ngành và toàn xã hội. Hướng dẫn, tư vấn, giáo dục cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; triển khai các mô hình về tư vấn, giáo dục kiến thức, thực hành kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại cộng đồng, trường học, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.
Tiếp đến, nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ làm công tác trẻ em từ tỉnh đến cơ sở. Xây dựng môi trường an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em (triển khai thực hiện tiêu chuẩn Ngôi nhà an toàn, tiêu chuẩn Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với từng địa phương)
Tổ chức các can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em, phòng ngừa tai nạn giao thông trẻ em, phòng ngừa ngã, cháy, bỏng, động vật cắn, phòng ngừa trẻ em tự tử. Kiện toàn hệ thống sơ cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng, cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn tính mạng, giảm tử vong, khuyết tật và tổn thất về sức khoẻ cho trẻ em do tai nạn, thương tích…

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công
Thái Nguyên: Phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa