Tham dự buổi lễ có ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng GDNN, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM; Về phía đơn vị tổ chức Trường CĐ Nghề TP. Hồ Chí Minh có Hiệu trưởng Nhà trường TS. Trần Kim Tuyền; Về phía Hiệp hội Ngành tóc và làm đẹp có hai Phó Chủ tịch Hiệp hội là ông Nguyễn Văn Hiếu và ông Tạ Thế Đạt.
Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, ông Đặng Minh Sự - Trưởng phòng GDNN- Sở LĐ-TB&XH TP cho biết, dự báo thị trường lao động trên thế giới vài năm nữa Robot sẽ thay thế sức lao động của con người, nhưng điều đó không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Bởi theo Trưởng phòng GDNN, hiện doanh nghiệp của Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng vẫn chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ. Trong khi đó, tỷ lệ lao động làm việc trong doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chủ yếu, chiếm tỷ lệ trên 80% trên tổng số lược lượng lao động.
Theo ông Sự, nếu doanh nghiệp muôn đầu tư một dây truyền sản xuất với những con robot điều khiển tự động thay thế sức lao động của con người phải mất nhiều triệu đô la Mỹ, không khải rẻ. Chính vì vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư robot. Còn những doanh nghiệp FDI, 100% vốn đầu tư nước ngoài, họ không bao giờ đầu tư một dây truyền sản xuất hiện đại đặt tại một nước, mà thường chia nhỏ đặt ở nhiều nước khác nhau, để bảo mật công nghệ. Như vậy, thời gian tới tại Việt Nam robot chưa thay thế được con người. Theo ông Sự nhận định, thời gian tới tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung lực lượng lao động là con người vẫn chiếm ưu thế. Qua đó, đòi hỏi người lao động luôn phải bồi dưỡng, nâng cao thêm kiến thức, tay nghề chuyên môn, đồng thời còn phải bồi dưỡng thêm kỹ năng trong làm việc mới đáp ứng được nhu cầu và đạt hiệu quả công việc cao nhất.
Ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng GDNN, Sở LĐ - TBXH TP phát biểu
Trên cơ sở đó, ông Đặng Minh Sự nhắn nhủ, đối với đội ngũ nhà giáo, nhất là các thầy cô giáo trong lĩnh vực GDNN phải nâng cao kiến thức, đạt chuẩn theo quy định của nhà giáo, trong đó phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mới được giảng dạy. Những giáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn giỏi, kiến thức sư phạm sâu rộng chắc chắn khi truyền đạt cho người học sẽ cụ thể, chi tiết, nhuần nhuyễn và đạt chất lượng cao. Người học sẽ trở thành những người lao động có tay nghề cao, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp hơn, đó chính là nguồn nhân lực cao của thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung. Qua đó, các học viên tham gia khóa học phải là những nhà giáo có kỹ năng truyền đạt cho người lao động bằng cái tâm và sự tâm huyết của mình truyền đạt nghề nghiệp đến với người học nhuần nhuyễn, thuần thục, chuyên nghiệp, góp phần đào tạo cho doanh nghiệp của Thành phố và xã hội một lực lượng lao động có chất lượng cao, phù hợp với thời kỳ 4.0.
Đại diện Hiệp hội ngành tốc và làm đẹp phát biểu
Phát biểu tại buổi lễ, TS. Trần Kim Tuyền – Hiệu trưởng Trường CĐ nghề TP. Hồ Chí Minh nhất mạnh, với sự tin tưởng của Tổng cục GDNN và sự quan tâm của Sở LĐ-TB&XH TP, Trường CĐ nghề TP.HCM triển khai mở lớp kỹ năng giảng dạy học cho cho giáo viên, người dạy nghề cho lao động nông thôn trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp. Thời gian đào tạo không dài, nhưng Nhà trường đảm bảo chương trình sẽ thực hiện theo đúng Kế hoạch, đúng nội dung theo quy định của Tổng cục GDNN. Qua đó, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề TP.HCM mong muốn, các giáo viên của Nhà trường cố gắn truyền đạt được nhiều kiến thức, nhất là những kỹ năng chuyên về lĩnh vực sư phạm trong GDNN đến các học viên. Đồng thời, TS Trần Kim Tuyền cũng đề nghị các học viên, cố gắn học tập để sau khi kết thúc khóa học sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức, đặc biệt là phải đạt được kết quả học tập cao nhất, cả chất và lượng.
ThS.Phan Vũ Nguyên Khương, Trưởng khoa Sư phạm GDNN, Trường CĐ Nghề TPHCM phát biểu
Trước đó, báo cáo tại lễ, ThS.Phan Vũ Nguyên Khương, Trưởng khoa Sư phạm GDNN, Trường CĐ Nghề TP cho biết, 4 lớp đào tạo hôm nay thuộc Chương trình đào tạo bồi dưỡng Kỹ năng dạy học cho giáo viên, người dạy nghề cho lao động nông thôn tại thành phố Hồ Chí Minh giữa Tổng Cục GDNN và Trường CĐ nghề TP.HCM phối hợp triển khai thực hiện. Theo đó, Trường CĐ nghề TP.HCM sẽ mở 12 lớp bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giáo viên, người dạy nghề cho lao động nông thôn tại TP.Hồ Chí Minh với tổng số học viên đào tạo: 300 học viên. Hình thức đào tạo tập trung 10 buổi, tương đương 36 giờ. Thời gian đào tạo được chia làm 3 đợt: Đợt 1, từ ngày 11/12 đến ngày 15/12/2020; Đợt 2, từ ngày 14/12 đến 18/12/2020; Đợt 3, từ ngày 16/12 đến 21/12/2020. Đối tượng học viên là giáo viên, người dạy nghề cho lao động nông thôn tại TP.Hồ Chí Minh.
Nội dung học theo chương trình khung của Bộ LĐ-TB&XH (ban hành theo Quyết định số 782/QĐ-TCGDNN ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục GDNN về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học và mẫu chứng chỉ kỹ năng dạy học.
Đăng Hải