TP.HCM: Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất thuộc về doanh nghiệp FDI
Qua khảo sát của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, tính đến ngày 20/12/2024, tổng cộng có 1.570 doanh nghiệp đang sử dụng 310.444 lao động trên đị bàn TP.HCM, báo cáo tình hình tiền lương năm 2024 và kế hoạch thưởng cho người lao động trong dịp Tết Dương lịch và Tế Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đã phản ánh sự chênh lệch rõ rệt về mức thưởng Tết năm nay.
Mức thưởng cao nhất thuộc về một doanh nghiệp FDI với 1,908 tỉ đồng; mức thưởng thấp nhất là 5,7 triệu đồng thuộc về doanh nghiệp dân doanh. Mức thưởng Tết Nguyên đán bình quân đạt 12,7 triệu đồng/người, tăng 3,3% so với năm trước. Tuy nhiên, trong 1.570 doanh nghiệp gửi báo cáo kế hoạch thưởng Tết năm 2025, có 394 doanh nghiệp (chiếm 25%) thông tin gặp khó khăn trong việc thưởng Tết cho người lao động. Nguyên nhân do hoạt động sả xuất, kinh doanh trong năm còn gặp nhiều khó khăn, đơn hàng giảm, doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động, khó thu hồi cong nợ, trả tiền lãi vay… nhưng hầu hết doanh nghiệp đều quan tâm và cố gắng thực hiện thưởng Tết cho người lao động theo quy chế thưởng, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động.
Bên cạnh tiền thưởng Tết nhiều doanh nghiệp còn triển khai các chương trình hỗ trợ khác như tặng quà Tết, lì xì, phiếu mua hàng, hỗ trợ chi phí tàu xe hoặc tổ chức xe đưa đón người lao động về quê ăn Tết.
Theo bà Lượng Thị Tới, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, bên cạnh tiền thưởng, 47% doanh nghiệp triển khai các chương trình hỗ trợ khác như tặng quà Tết, lì xì, phiếu mua hàng, hỗ trợ chi phí tàu xe hoặc tổ chức xe đưa đón, thăm hỏi lao động khó khăn và tổ chức tiệc tất niên. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn lập kế hoạch tổ chức Tết tại chỗ cho lao động không về quê trong dịp này, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến đời sống người lao động.
Theo khảo sát này của Sở LĐ-TB&XH Thành phố, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trung bình từ 8 đến 9 ngày, trong đó, nhiều doanh nghiệp linh hoạt kết hợp ngày phép năm để tạo điều kiện cho người lao động đoàn tụ với gia đình.
Trương Đăng