Theo đó, trong giai đoạn qua, Công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao đã được Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X ( nhiệm kỳ 2016 – 2020) xác định là nội dung then chốt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố. Các cấp chính quyền và các Sở, ban ngành của Thành phố đã chung tay để thực hiện Nghị quyết, Chương trình hành động của Thành ủy, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân TP. Mỗi địa phương, mỗi lĩnh vực đều xây dựng và ban hành các Kế hoạch hàng năm để triển khai các phần việc của Chương trình qua đó đã góp phần thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu đã được Đại hội Đảng bộ Thành phố thông qua. Cụ thể, trong giai đoạn 2019 – 2019, toàn thành phố đã đạt tỷ lệ lao động đang làm đã qua đào tạo nghề đạt 84,8% và ước đến cuối năm 2020 đạt 85% trong tổng số lao động đang làm việc, với chất lượng đào tạo đạt chuẩn cộng đoàng kinh tế Asean. Tỷ lệ lao động qua đào tạo làm việc trong các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ trình độ cao và trong các ngành côn nghiệp, dịch vụ trọng điểm của thành phố đạt từ 85 -90%. Công tác tuyển sinh, đào tạo của các cơ sở giáo dục có nhiều khởi sắc, kết quả đào tạo được thị trường chấp nhận.
Theo ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP cho biết: Trong giai đoạn 2016 – 2019, tỷ lệ sinh viên, học sinh của TP tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở những lĩnh vực như: Có khoảng 13,56% sinh viên, học sinh tốt nghiệp trong 4 nhóm ngành nghề trọng yếu; có khoảng 50,31% học sinh, sinh viên tốt nghiệp ở 9 nhóm ngành nghề dịch vụ chủ yếu và có 36,13% sinh viên, học sinh tốt nghiệp ở các ngành nghề tự do dịch chuyển trong khối Asean. Chất lượng đào tạo, nhất là hệ đào tạo chính quy ở trình độ Cao đẳng và Trung cấp của thành phố đã được các doanh nghiệp chấp nhận, một số ngành nghề thuộc lĩnh vực y tế như: Điều dưỡng, Dược sỹ, Y sỹ trình độ Trung cấp đã được các cơ sở Y tế công lập tuyển dụng. Các ngành nghề trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng đã đáp ứng nhu cầu của người học và doanh nghiệp, góp phần vào giải quyết việ làm cho thị trường lao động thành phố.
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề TPHCM trong giờ học thực hành nghề Điện điện lạnh
Cùng với đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn của thành phố được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND và UBND TP. Thông qua chương trình giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020, đã chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nhà trường; các dự án đầu tư cơ sở vật chất – trang thiết bị dạy và học, các chương trình hợp tác quốc tế, các khóa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo định hướng tiên tiến cấp khu vực.
Bên cạnh đó, hoạt động chuyên môn của các đơn vị cũng đã đi vào nề nếp, ổn định, các trường cũng đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học như: Xây dựng chuẩn đầu ra cho thích hợp với từng ngành học cũng như nhu cầu thực tế của sản xuất, đồng thời hiệu chỉnh lại các chương trình đào tạo theo quy định và nhu cầu của xã hội, tổ chức đào tạo kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho đầu vào tốt nghiệp trung học cơ sở. Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đẩy mạnh việc áp dụng công nhệ thông tin trong việc quả lý quá trình đào tạo, tạo thuận lợi cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc tra cứu thông tin, quản lý quá trình dạy và học. Một số cơ sở giáo dục ngoài công lập cũng đã chủ động trong việc xây dựng mỗi quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực nhằm tranh thủ công nghệ đào tạo tiên tiến của các nước để nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận chuẩn trong khu vực. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác để thực hiện công tác đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phối hợp tổ chức đào tạo liên thông nhằm giúp học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có điều kiện học tập ở trình độ cao hơn.
Song song đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo cũng được Thành phố quan tâm thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn 2016 – 2019. Hàng năm, thành phố duy trì việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho đội ngũ nhà giáo, kiến thức về quản lý cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực công nghệ thông tin cho đội ngụ nhà giáo thuộc các ngành nghề trọng điểm đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, góp phần hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong các ngành mũi nhọn, nghề trọng điểm tại các trường Cao đẳng, trung cấp của thành phố.
Cùng với đó, công tác tự đánh giá, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được phần lớn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo chỉ đạo của ngành, qua đó đã giúp các đơn vị có điều kiện rà soát, đánh giá và điều chỉnh hoạt động giáo dục nghề nghiệp phù hợp với tiêu chí đánh giá chất lượng và tạo tiền đề cho việc triển khai công tác kiểm định chất lượng đào tạo.
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề TPHCM trong giờ thực hành nghề Cơ khí chế tạo
Bên cạnh những kết quả đạt được, Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn nhiều hạn chế như: Tâm lý người học vẫn coi trọng bằng cấp, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp nên đa phần phụ huynh vẫn còn hướng cho con em vào bậc đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông. Công tác tuyển sinh đại học có nhiều thay đổi, điểm chuẩn đầu vào thấp, làm tính cạnh tranh giữa giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở vật chất của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn lạc hậu so với yêu cầu, chưa đầu tư phương tiện kỹ thuật dạy học tiên tiến, chưa tạo được uy tín đối với người sử dụng lao động, tạo tâm lý e ngại trong việc tuyển dụng lao động sau đào tạo giáo dục nghề nghiệp, đã phần nào làm ảnh hưởng đến tâm lý xã hội trong việc hướng nghiệp và phần luồng học sinh. Cùng với đó, công tác quy hoạch mạng lưới cở sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa hiệu quả nên việc giao đất, cấp đất để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển cơ sở vật chất còn chậm, gấy ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các đơn vị.
Ngoài ra, tổng thể công tác tuyển sinh hàng năm nói chung đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị tuyển sinh đạt dưới 20% chỉ tiêu. Việc tuyển sinh không đạt chỉ tiêu đề ra một phần do yếu tố khách quan đã đề cập, và một phần do không xác định đúng nhu cầu học nghề của xã hội và doanh nghiệp mà chí đào tạo theo năng lực sẵn có. Vẫn còn tỷ lệ nhà giáo chưa đạt chuẩn theo quy định, công tác tự đánh giá, xếp loại kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp chưa thực hiện đều khắp các đơn vị; Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo khối giáo dục nghề nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nguồn kinh phí hạn chế…
Vì vậy, để thực hiện đạt mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao sau đào tạo nghề nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố trong giai đoạn 2021 – 2025, Thành phố đề ra các mục tiêu và giải pháp phấn đấu đạt các chỉ tiêu đề ra như: Phấn đấu đạt 87% lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề nghiệp, với chất lượng đào tạo được các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp chấp nhận; 100% các trường được lựa chọ các trường chất lượng cao, trường có nghề trọng điểm đạt kiểm định theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong đó có ít nhất 02 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc tế, được các tổ chức kiểm định quốc tế công nhận; 100% nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong đó về ngoại ngữ có ít nhất 50% nhà giáo đạt trình độ B1 ( khung tham chiếu Châu Âu) và tương đương trở lên.
Sinh viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng nghề TPHCM trong giờ học thực hành
Để thực hiện được mục tiêu trên, Thành phố đề ra các giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo hướng tiếp cận các phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Hoàn chỉnh công tác quy hoạch và phát triển giáo dục nghề nghiệp của thành phố. Tập trung đấu tư, nâng cao chất lượng các trường được lựa chọ trường chất lượng cao, trường có nghề trọng điểm và gắn với các nghề mũi nhọn của thành phố trong thời gian tới như: Công nghệ thông tin – Truyền thông – Trí tuệ nhân tạo, Tự động hóa – Robot, Y tế, Quản trị doanh nghiệp, Tài chính – Ngân hành và Du lịch. Tập trung đẩy mạnh công tác “Đào tạo kép”, thu hẹp dần khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động; hình thành tư duy, ý thức khởi nghiệp cho học sinh sau đào tạo nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tin học,ngoại ngữ. Đàm phán, hợp tác, chuyển giao chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới. Hoàn thiện công tác tự đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo làm cơ sở kiểm định chất lượng đào tạo.
Nghiên cứu, vận dụng và phối hợp với các tổ chức kiểm định quốc tế để kiệm định chất lượng, nhất là các nghề trọng điểm ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ, kêu gọi đầu tư, thu hút nhân tài hoạt động trong giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, thực hiện giao quyền tự chủ hoàn toàn theo quy định pháp luật cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của thành phố. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp với thực tế sản xuất, ứng dụng vào thực tiễn, góp phần tăng năng suất lao động của thành phố trong thời gian tới.
Hoàng Cảnh