Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
11:50 AM 03/11/2024
(LĐXH) - UBND TP.HCM, vừa ban hành Quyết định về mức hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi trên địa bàn thành phố.


Nghề làm đẹp một trong nhiều nghề đang được các bạn trẻ theo học do dễ tạo việc làm

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Về điều kiện hỗ trợ: Người có đất thu hồi tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng được hỗ trợ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng và người có đất thu hồi tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ học phí cho một khóa học.

Cụ thể, người có đất bị thu hồi đất được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới ba tháng với mức hỗ trợ theo chi phí thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học. Riêng trường hợp người có đất thu hồi là người khuyết tật mức hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học. Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo mức hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.

Bên cạnh đó, người tham gia học nghề được mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Đối với người khuyết tật mức hỗ trợ tiền đi lại là 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.

Đối với trường hợp học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, mức học phí được hỗ trợ bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ (học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng với 8 ngành, nghề đào tạo; mức trần học phí từ hơn 1,2 đến 2,2 triệu đồng/người/tháng). Bên cạnh đó, quy định cũng nêu rõ: Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: căn cứ danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, trung cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, mức trần học phí được xác định theo định mức kinh tế - kỹ thuật và được tính theo lộ trình đến năm học 2026 – 2027.

Đối với trường hợp học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập: mức học phí được hỗ trợ bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

 

TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm

Về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước: Người có đất thu hồi được tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí tại các trung tâm dịch vụ việc làm công lập trên địa bàn thành phố. Được vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố và nguồn vốn Hỗ trợ giảm nghèo (trường hợp là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo). Với mức cho vay tối đa là 100 triệu đồng/lao động đối với Quỹ quốc gia về việc làm, 100 triệu đồng/hộ đối với nguồn vốn Hỗ trợ giảm nghèo và 10 triệu đồng/lao động, không quá 30 triệu đồng/hộ theo Quyết định 34/2017 của UBND thành phố.

Đặc biệt, người có đất thu hồi còn được hỗ trợ nhiều chính sách để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể, người bị thu hồi đất được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với mức chi hỗ trợ về đào tạo nghề theo quy định; đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế (mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học): bồi dưỡng kiến thức cần thiết tối đa 530.000 đồng/người/khóa học. Bên cạnh đó còn được hỗ trợ tiền ăn (40.000 đồng/người/ngày thực học); chi phí đi lại với mức hỗ trợ 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên.

Ngoài ra,, còn được hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài như: Lệ phí làm hộ chiếu; lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp; lệ phí làm thị thực (visa); chi phí khám sức khỏe với mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người; hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với mức lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo…

 

Trương Đăng

TAG:
Tin khác
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Hợp tác về lao động giữa Việt Nam và Đức đạt nhiều kết quả tích cực
Cơ hội việc làm cho lao động thất nghiệp tỉnh Cà Mau
Phường Ba Hàng (Thái Nguyên): Đẩy mạnh hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung – cầu lao động
Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024: Cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm mới
Nghệ An: Tăng cường kế nối cung – cầu lao động
VRG tuyên dương 580 học sinh, sinh viên con cán bộ, công nhân lao động ngành cao su vượt khó, học giỏi
Lào Cai: Hỗ trợ việc làm bền vững, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo
Tuệ Minh Phương: Nơi giúp học sinh, sinh viên Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ du học và tìm kiếm cơ hội việc làm chất lượng ở nước ngoài
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Chủ động đổi mới công nghệ để giảm tai nạn lao động