An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
TP.HCM: Nâng mức chuẩn nghèo của thành phố vào năm 2030 sẽ cao gấp 2 lần so với mức nghèo chung của cả nước
07:38 AM 02/04/2024
Thành uỷ TP.HCM vừa đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU về việc tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố. Để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, hướng đến chào mừng Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); Đến năm 2030 nâng mức chuẩn nghèo của thành phố cao gấp 2 lần so với mức nghèo chung của cả nước.

Người dân được hỗ trợ vốn làm kinh tế nông nghiệp để vương lên thoát nghèo

Theo đó, Thành ủy TP.HCM đề nghị, các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội các câp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững; xác đinh công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Chỉ thị này còn nêu rõ, công tác giảm nghèo bền cững là nội dung quan trọng phải được cụ thể hoá trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021- 2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021- 2030 của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị,…; thường xuyên ra soát đúng đối tượng vào Chương trình giảm nghèo, đảm bảo không để xảy ra sai sót. Qua đó, thực hiện chăm lo kịp thời, đầy đủ các chính sách theo quy định cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố.

Cùng với đó, huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững; không để tái nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản,…  

Tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về  giảm nghèo,  ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo, bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, hộ cận nghèo…

Đồng thời, kịp thời khen thưởng những cá nhân, tổ chức tiêu b iểu, tôn vinh các nghĩa cử cao đạp, tấm gương vượt khó, phong trào vượt khó,  khích lệ tinh thần vươn lên thoát nghèo, khuyến khích tinh thần năng động sáng tạo để tạo hiệu quả cao nhất cho sự  nghiệp giảm ngèo bền vững của thành phố.

Được biết, qua 3 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững (2021 – 2023), TP.HCM đã giảm 30.963 hộ nghèo và giảm 22.046 hộ cận nghèo. Đến cuối năm 2023, TP.HCM đã cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo cả nước, còn dưới 0,5% hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố; phấn đấu đến cuối năm 2024 TP.HCM không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố, hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM trước thời hạn 2 năm.

Trương Đăng

TAG: Nâng mức chuẩn nghèo
Tin khác
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Kon Tum: Tích cực tiếp sức cho người khuyết tật