An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
TP.HCM: Hơn 95% người bị ảnh hưởng dịch COVID-19 đã nhận được hỗ trợ
05:25 PM 07/07/2020
(LĐXH) - Qua thống kê của 24 quận, huyện trên địa bàn TP.HCM, tính đến ngày 6 tháng 7 toàn thành phố đã giải quyết chi trả hỗ trợ cho 514.028/539.750 đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid – 19 (đạt 95,25%) với tổng số tiền hơn 563 tỷ đồng.

Lãnh đạo Liên doàn Lao động quận Tân Bình, TP.HCM trao quà chăm lo cho đoàn viên công đoàn bị ảnh ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 7/7, ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM cho biết, qua thống kê của 24 quận, huyện trên địa bàn thành phố ngày 6/7 trên toàn địa bàn TP đã giải quyết cho 514.028/539.750 đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid – 19 (đạt 95,25%) của 3.816/4.956 đơn vị (đạt 77%) với tổng số tiền hơn 563 tỷ đồng. Trong đó: Hỗ trợ cho người lao động (kể cả giáo viên mần non, hộ kinh doanh, người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc) là 247.295/272.418 đối tượng, đạt 90,78% với số tiền trên 247 tỷ đồng.

Việc  hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương (ngừng việc, hoãn việc) đến nay đã giải quyết cho 44.084/45.988 người (đạt 95,86%) của 1.375/1.481 doanh nghiệp (đạt 92,84%)  với số tiền hỗ trợ là hơn 44,7 tỷ đồng. Trong đó: Giải quyết theo Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND của HĐND TP (01 triệu đồng/người/tháng) cho 43.260/45.988 người, đạt 94,07% của 1.331/1.481 doanh nghiệp, đạt 92,84%, với số tiền hỗ trợ là 43,26 tỷ đồng.

Vẫn theo  thống kê từ 24 quận/huyện trên địa bàn TP.HCM, đến nay cơ bản đã chi hỗ trợ xong cho 266.733/267.333 đối tượng (đạt 99,78%) người có công, người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, với số tiền là 316 tỷ đồng. Trong đó đã giải quyết xong 100% cho các đối tượng có mặt ở thành phố, còn lại một số đối tượng không có mặt tại thành phố các quận/huyện của đang tiếp tục triển khai liên hệ và sẽ chi trả khi liên hệ được.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ (1,8 triệu đồng/người/tháng) mới chỉ giải quyết được cho 824/45.988 người, đạt 1,79% của 44/1.481 doanh nghiệp, đạt 2,97%, với số tiền 1,483 tỷ đồng.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Lê Minh Tấn, là do điều kiện được hưởng chế độ này rất chặt chẽ: người lao đông phải đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc  không hưởng lương, tức phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến hết ngày 31/3/2020 thì mới đảm bảo một trong những điều kiện để hỗ trợ. Còn về phía doanh nghiệp thì phải chứng minh gặp khó khăn về tài chính, không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương và việc thẩm định hồ sơ tài chính của doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian để xử lý hồ sơ.

Đăng Hải

TAG:
Tin khác
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24