Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Tổng kết tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới
03:55 PM 15/12/2016
(LĐXH) Ngày 15/12/2016, Bộ Lao động- thương binh và Xã hội phối hợp với Liên Hợp quốc tại Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực cơ sở giới dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Đào Hồng Lan.
Ngày 2/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020, trong đó giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11 đến 15/12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề này, đặc biệt là của nam giới trong việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam.
Với chủ đề: “Chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực cơ sở giới được coi là dấu mốc quan trọng trong chiến dịch truyền thông cấp quốc gia tại Việt Nam.
Trong quá trình diễn ra tháng hành động, đã có gần 800 chuỗi hoạt động tham gia góp mặt của các cơ quan chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội như Bộ LĐ – TBXH, VH TTDL, Quốc phòng, Công Thương, Y tế, Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam, Hội LHPNVN…, các tổ chức LHQ tại Việt Nam UNFPA, UNWomen, UNESCO, UNICEF, UNODC, UNDP; các đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, trên 55 Sở, Ban ngành tại các địa phương cùng với các cơ quan thông tấn báo chí… góp phần tạo sự lan tỏa trong chiến dịch đấu tranh xáo bỏ bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Toàn cảnh hội nghị
Các hoạt động chủ yếu tập trung vào các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn, đối thoại chính sách, nói chuyện chuyên đề, talk show, game show tại trường đại học, sự kiện âm nhạc đường phố, hội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái được triển khai rộng rãi từ cấp trung ương đến cơ sở; thăm hỏi, trao quà hỗ trợ phụ nữ nghèo, xây dựng Mái ấm tình thương và biểu dương phụ nữ điển hình tiên tiến và phát triển kinh tế gia đình đã được một số địa phương; tập huấn cho 120 lái xe buýt và phụ xe về ứng phó với quấy rối tình dục và đảm bảo an toàn cho các em gái khi tham gia giao thông; “Bữa sáng với nam giới tiên phong trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ”  với sự tham gia của 100 đại biểu nam giới….
Thứ trưởng Đào Hồng Lan chụp ảnh lưu niệm với đại diện các tổ chức trong nước và quốc tế
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Mặc dù đây là năm đầu tiên chúng ta triển khai Tháng hành động, song đánh giá bước đầu cho thấy các hoạt động được triển khai khá đồng bộ và chất lượng, tạo hiệu ứng tốt về công tác truyền thông. Đặc biệt, sự ủng hộ tích cực của các phương tiện truyền thông đại chúng đã góp phần thúc đẩy sự cam kết vào cuộc mạnh mẽ hơn của các tổ chức, cá nhân nhằm lên án và tố cáo các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Đồng thời, sự chung tay vào cuộc này sẽ góp phần biến giấc mơ về một quốc gia mạnh khỏe, công bằng, không còn nghèo đói và “không ai bị bỏ lại phía sau” sớm trở thành hiện thực trong một tương lai gần.
Trao bằng khen cho các cá nhân đóng góp vào sự thành công của Tháng hành động
Bình đẳng giới là sự vi phạm quyền con người nghiêm trọng. Trách nhiệm của mỗi quốc gia trong việc ngăn ngừa, xóa bỏ và trừng phạt loại hình bạo lực này đã được ghi rõ trong các văn kiện pháp lý quốc tế và khu vực. Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) đòi hỏi chính phủ các nước phải biết áp dụng các bước đi cần thiết để sóa bỏ bạo lực đối với phụ nữu và trẻ em. Bà Shoko Ishikawa, trưởng đại diện UNWomen tại Việt Nam nhấn mạnh.
Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới Phạm Ngọc Tiến chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu được tuyên dương
Cùng với đó, việc đưa các chỉ số về xóa bỏ hình thức bạo lực đối với phụ nữu và trẻ em cả ở nơi riêng tư lẫn công cộng trong các mục tiêu phát triển bền vững đã củng cố thêm phần quan trọng của vấn đề này đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia trên toàn cầu.
Cũng theo bà Shoko Ishikawa, cần tiếp tục tăng cường khung pháp lý và chính sách và việc thực thi chúng để tạo ra một môi trường hỗ trợ và an toàn nhằm nâng cao quyền năng của phụ nữ và trẻ em gái. Với các luật pháp bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái và trừng phạt thủ phạm, các dịch vụ giúp tái thiết cuộc sống của nạn nhân, các hoạt động phòng ngừa toàn diện bắt đầu sớm và tạo ra những chuẩn mực xã hội mới nơi mà không ai tiếp tục là người chứng kiến trầm lặng, việc chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái là hoàn toàn có thể thành hiện thực".
Tại lễ tổng kết, Thứ trưởng Đào Hồng Lan đã trao tặng bằng khen cho các cá nhân và đơn vị đã có những đóng góp xuất sắc trong quá trình diễn ra tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
Hà Giang
 
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Dùng thuốc mua trên mạng, tiền mất mà tật còn nguyên
Người hâm mộ đổ ra đường, hô vang “Việt Nam vô địch!”
CSGT Diễn Châu kịp thời giúp bé 4 tuổi thoát cơn nguy kịch
Dữ liệu giám sát hành trình ôtô sẽ do Cục CSGT quản lý
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng gặp mặt cán bộ hưu trí phía Nam mừng Xuân Ất Tỵ
Hội đồng hương Nghệ An tại TP.HCM trao 500 triệu đồng ủng hộ người nghèo tỉnh Nghệ An đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Công viên 3.500 tỷ đồng tại Hà Nội thành hình
Năm 2024: Cục Bảo trợ xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store