Văn hóa
Trang chủ / Văn hóa - Thể thao / Văn hóa
Tọa đàm "Thi hành Hiệp định Paris - Câu chuyện những nhân chứng lịch sử Trại Davis
05:29 PM 25/04/2023
(LĐXH)- Sáng ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III phối hợp cùng Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup và Hội những người bạn di sản Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Thi hành Hiệp định Paris - Câu chuyện những nhân chứng lịch sử Trại Davis.
Ngày 27/01/1973, sau gần 5 năm đàm phán, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết. Hiệp định gồm 9 chương, 23 điều với những nội dung chủ yếu là: Hoa Kỳ cùng các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hoa Kỳ hoàn toàn chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân thu dân miền Nam Việt Nam.
Theo Điều 16 của Hiệp định, 4 bên gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa cử ngay đại diện để thành lập Ban Liên hợp Quân sự 4 bên. Theo Điều 17, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban Liên hợp Quân sự 2 bên. Ban Liên hợp Quân sự có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của các bên nhằm thực hiện các điều khoản về quân sự mà Hiệp định đã quy định. Phía Việt Nam thành lập hai đoàn đại biểu quân sự gồm các tướng lĩnh, sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ ưu tú của các lực lượng quân đội, công an, ngoại giao, an ninh Trung ương Cục miền Nam, thông tấn, báo chí và một số ban, ngành tham gia mặt trận đấu tranh ngoại giao quân sự thi hành Hiệp định Paris.
Các nhân chứng lịch sử giao lưu, chia sẻ ký ức về quá trình thành lập Trại Davis và quá trình thi hành Hiệp định Paris
Trại Davis - nguyên là một trại lính của quân đội Mỹ, nằm gần sát phía Tây Nam sân bay Tân Sơn Nhất (nay thuộc phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) là trụ sở của Ban Liên hợp Quân sự và là nơi hai đoàn đại biểu quân sự ta đóng quân. Tại Trại Davis nằm sâu trong sân bay Tân Sơn Nhất, chính quyền Sài Gòn cho rào kín nhiều tầng dây thép gai, cô lập hai phái đoàn ta với bên ngoài. Xung quanh trại, đối phương dựng 13 tháp canh lúc nào cũng thấp thoảng bóng lính, suốt ngày đêm chĩa súng vào trại.
Với sự đấu tranh trực diện, quyết liệt, khôn khéo và đầy quả cảm của các thành viên trong Ban Liên hợp quân sự đã góp phần thúc đẩy việc hoàn thành trao trả tù quân sự và tù dân sự của các bên bị bắt trong chiến tranh, buộc quân đội Hoa Kỳ và quân đồng minh phải rút hết ra khỏi miền Nam trong thời hạn 60 ngày, yếu tố quan trọng nhất làm chuyển biến so sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho cách mạng, tạo ra bước ngoặt quyết định và điều kiện chủ yếu để đi đến “đánh cho nguy nhào”.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã từng đánh giá: "Nếu như Hội nghị Paris về Việt Nam là thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao kéo dài, đầy khó khăn và phức tạp thì cuộc đấu tranh buộc đối phương phải tuân thủ các điều khoản của Hiệp định Paris là cuộc đấu trí, đẩu lý hết sức cam go và quyết liệt".
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp thiết thực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 12/9/2011, hai đoàn đại biểu quân sự của ta trong Ban Liên hợp Quân sự 4 bên và 2 bên đã được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân theo Quyết định số 1553/QQD-CTN. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao cũng đã tặng gần 800 Kỷ niệm chương "Thi hành Hiệp định Paris" cho cựu thành viên hai đoàn đại biểu quân sự. Ngày 09/3/2017, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 827/QĐ – BVHTTDL v/v xếp hạng Di tích Quốc gia đối với Di tích Lịch sử Trại Davis.
Tại buổi Toạ đàm, những câu chuyện về quá trình thực thi Hiệp định Paris sẽ được chia sẻ bởi các nhân chứng lịch sử: Đại tá Đào Chí Công - Sĩ quan đối ngoại Văn phòng Đoàn ĐBQS Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Trưởng ban Liên lạc Hội CCB Ban LHQS Trại Davis; Đại tá Đinh Quốc Kỳ - Sĩ quan liên lạc phái đoàn; Đồng chí Phạm Văn Lãi - Sĩ quan Chính trị - người cắm cờ giải phóng trên đỉnh tháp nước Trại Davis, đồng chí Nguyễn Hùng Trí - Phiên dịch viên Phái đoàn,  Đồng chí Trương Việt Cường - Phóng viên...
Chương trình tọa đàm nhằm kết nối giữa quá khứ và tương lai nhằm tri ân, tôn vinh và làm sống lại câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam 50 năm về trước và hoạt động thực thi Hiệp định Paris của các thành viên Ban LHQS trong Trại Davis, đồng thời, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự cần thiết trong việc gìn giữ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lan toả tình yêu quê hương, đất nước./.
Thảo Lan

 

TAG: Tọa đàm Thi hành Hiệp định Paris Câu chuyện những nhân chứng lịch sử Trại Davis Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Tin khác
Herbalife Việt Nam liên tiếp đồng hành cùng VnExpress Marathon Hải Phòng lần thứ hai
Ca sĩ Đan Trường sẽ biểu diễn tại sự kiện “Xuân quê hương - Tết Việt Amagasaki lần thứ 5”
Ca sĩ Quỳnh Phạm kể chuyện nhạc jazz với album 'Rồi như đá ngây ngô'
Loạt chương trình đặc sắc chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam trên VTV
Sắc màu tại không gian Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024
Nestlé khởi động Chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết Chất Lượng Trong Tay” tôn vinh giá trị Tết truyền thống Việt Nam
Hội Sách Giáng Sinh 2024 - Noel rộn ràng yêu thương: Săn sách hay giảm đến 70%
Thúc đẩy kết nối giao thông thông minh tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
Sun Life Việt Nam tổ chức mùa hai - Ngày hội bóng rổ High Hoops bật cao sức trẻ