Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Tìm đường học nghề
03:46 PM 07/11/2016
Nhiều bà con người dân tộc thiểu số ngoài việc trông vào ruộng nương đã tìm nơi học nghề. Ở huyện Krông Ana, Đắk Lắk, có người ngoài 50 tuổi vẫn tới lớp học.
Nhiều bà con người dân tộc thiểu số ngoài việc trông vào ruộng nương đã tìm nơi học nghề. Ở huyện Krông Ana, Đắk Lắk, có người ngoài 50 tuổi vẫn tới lớp học.

Trại trồng nấm của chị H’ Ghét.
Trại trồng nấm của chị H’ Ghét.

Nhà chị H’ Ghét Ênuôl (26 tuổi), ở thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, Đắk Lắk có 3 cặp vợ chồng là anh em trong một gia đình nghèo chuyên sống bằng nghề làm thuê. Tháng 3/2016, chị H’ Ghét đến Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana học nghề trồng nấm.

Học trồng nấm

Học được 2 tháng, chị về nhà dựng trại rộng 42m2 trồng nấm sò và nấm linh chi. Toàn bộ kinh phí xây trại, mua giống được Sở KH-CN tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ, khâu kỹ thuật có giáo viên trung tâm đến tận nhà hướng dẫn. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, nấm nhà chị phát triển tốt. Lứa đầu thu hoạch hơn 1 tạ nấm sò bán 25 nghìn đồng/kg và 15 kg nấm linh chi khô giá 550 nghìn đồng/kg. Chị kể : Nghề trồng nấm dễ học, dễ áp dụng thực tế, cho ra sản phẩm là có “tiền tươi” ngay. Hiện chị đã trồng thêm nấm mèo (mộc nhĩ) và tiếp tục học làm nấm rơm. Chị mong có vốn mở rộng trại nấm, tăng thêm thu nhập, nhanh chóng thoát nghèo.

Ông Y Dhua Ênuôl, ở buôn Chăm, thị trấn Buôn Trấp năm nay ngoài 50 tuổi vẫn theo học nghề xây dựng dân dụng, vì ở nhà làm rẫy không đủ nuôi 8 miệng ăn. Mỗi tuần học 2 ngày, sau 3 tháng thực hành ông đã tự xây được nhà lồng trồng nấm cho gia đình. Ông dự định học đủ 6 tháng lấy chứng chỉ xong sẽ hành nghề theo các nhóm thợ xây. Vợ ông, bà H’Juăn Êban (48 tuổi) cũng đang học nghề trồng nấm và đã biết cách làm ra sản phẩm. Hỏi quy trình trồng bà đọc răm rắp: Trộn đều mùn cưa, cám gạo, bột vôi trắng đã qua khử trùng theo tỉ lệ thích hợp, rồi đóng bịch, đưa vào lò hấp ở nhiệt độ 100oC. Một tháng sau bịch nấm lên men, treo lên giá cao, rạch túi phun nước đợi ngày thu hoạch. Hiện bà đã dựng trại trồng nấm rộng 28 m2, trung bình mỗi ngày hái được 3 - 4 kg nấm, bán với giá 25 nghìn đồng/kg. Rủng rỉnh tiền chợ, cả nhà vui vẻ.

Không chỉ người trong huyện, nhiều học viên từ các huyện khác cũng tìm đến Trung tâm dạy nghề Krông Ana ghi danh. Anh Tùng, 27 tuổi ở huyện Cư Mgar, mới học nghề gần 2 tháng đã trồng được nấm, thu nhập thêm 2 triệu đồng/tháng. Anh  Cường 29 tuổi ở huyện Ea Súp cũng thành công với mô hình trồng nấm rơm, sau khi tham quan nhiều mô hình phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh nhưng không áp dụng được. Chưa tròn hai tháng được “cầm tay chỉ việc” , về nhà anh đã làm ra hơn 1 tạ nấm, và hào hứng hướng dẫn nông dân Ea Súp nhân rộng mô hình.

Tìm đường học nghề ảnh 1
Y Thomas hành nghề sửa xe.

Yêu thích nghề sửa xe từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, năm 2011, học hết lớp 9, anh Y Thomas Byă (24 tuổi, ở buôn Cuễ, xã Băng A Drênh, huyện Krông Ana) cũng lên huyện học nghề sửa xe máy. Mới học 1 tháng, anh bắt đầu biết “bắt bệnh”, sửa chữa, bảo dưỡng nhiều loại xe. Anh còn mày mò sửa thêm xe máy cày và đồ điện gia dụng. Đến nay, Y Thomas đã có tiệm sửa xe riêng, thu nhập trung bình mỗi ngày 200 nghìn đồng, đủ lo cho gia đình nhỏ. Y Thomas khen: Học ở trung tâm dạy nghề huyện không phải đóng học phí, lại có tiền hỗ trợ, thầy giáo dạy rất nhiệt tình, không giấu nghề.

Tìm đường học nghề ảnh 2 Nhà mới của Y Hai (ngoài cùng bên phải).

Học xây dựng để tự xây nhà

Đó là câu chuyện của anh Y Hai Hmỏk (21 tuổi, ở buôn Cuễ). Học được 5 tháng, Y Hai đã nắm vững kỹ thuật, cùng nhóm 7 học viên tự xây một căn nhà cấp bốn rộng 50 m2 dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Sau 2 tháng miệt mài làm việc, anh đã có ngôi nhà khang trang. Anh vui mừng nói: Căn nhà này mình chỉ bỏ ra 35 triệu đồng mua vật liệu, các học viên góp công xây nên đỡ nhiều lắm. Giờ vợ chồng mình đã có nhà riêng, không phải ở nhờ bên ngoại nữa.

Thầy Lê Nhơn, giáo viên dạy nghề xây dựng bảo, muốn dạy nghề cho bà con có hiệu quả phải kết hợp giữa lý thuyết lẫn thực hành. Thầy làm mẫu, trò làm theo thì học viên ra trường mới làm được việc. Mỗi đợt thực hành thầy đều cho xây các công trình thật như nhà ở, trại trồng nấm, tường rào,… của chính nhà học viên để vừa tận dụng nguồn lực, vừa làm căn cứ đánh giá năng lực người học. Trung bình mỗi năm, các lớp học xây dựng xây được 5 ngôi nhà và nhiều công trình khác. 

Trong 5 năm (2010-2014), thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana đã tổ chức 47 lớp miễn phí cho 1.550 người, học trồng và khai thác nấm, may, chăn nuôi, sửa chữa xe máy, xây dựng, nấu ăn, đan mây tre, tin học. Tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt 71-80%. Trung tâm còn xây dựng 50 mô hình trồng nấm các loại, 6 mô hình sửa chữa xe máy, 30 tổ hợp xây dựng dân dụng, trên 50 mô hình chăn nuôi. Đầu năm 2016, Trung tâm đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

Theo tienphong.vn

TAG:
Tin khác
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
Thời gian nộp hồ sơ, chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025
Hơn 2.700 vị trí việc làm tại Ngày hội việc làm lần 2-2024 tại TP.Thủ Đức
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng