Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tại TP.HCM vào học nghề bình quân mới đạt hơn 26%.
08:34 AM 20/09/2024
(LĐXH) - Thông tin trên được đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM tại Hội nghị ký kết quy chế phối hợp giữa Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-DT) TP.HCM với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM trong công tác quản lý nhà nước; Kế hoạch phối hợp giữa Đại học Quốc gia TP.HCM với Sở LĐ-TB&XH Thành phố trong việc thực hiện quyết định số 2673/QĐ-UBND của UBND TP.HCM diễn ra tại Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), ngày 19/9/2024.

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố và ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD- ĐT Thành phố ký kết quy chế phối hợp

Đến tham dự hội nghị có bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố; ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD- ĐT Thành phố; bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo các quận, huyện, thành phố Thủ Đức; lãnh đạo các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM.

Toàn cảnh hội nghị

Tại hội nghị, báo cáo sơ kết 1 năm triển khai thực hiện chương trình phối hợp giữa Sở GD-ĐT Thành phố với Sở LĐ-TB&XH Thành phố về định hướng phân luồng và giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đối với học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) giai đoạn 2023-2025, bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết, công tác phân luồng học sinh sau THCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Hoạt động này góp phần cung ứng nguồn nhân lực có cơ cấu phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, tạo cơ hội được học tập suốt đời cho mọi người, hướng tới xây dựng xã hội học tập.

Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp.

 Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố và bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM ký kết quy chế phối hợp giữa 2 đơn vị

Theo Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, để thực hiện mục tiêu trên, Sở GD - ĐT cùng với Sở LĐ-TB&XH Thành phố đã ký kết thực hiện Chương trình phối hợp về định hướng phân luồng và GDNN đối với học sinh THCS và THPT giai đoạn 2023 – 2025. Theo đó, hai đơn vị đã phối hợp tổ chức nhiều nội dung như hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp bậc trung học vào học GDNN; giám sát, kiểm tra việc tổ chức đào tạo kiến thức văn hóa THPT tại các cơ sở GDNN trên địa bàn Thành phố…

Trong năm 2023 và 8 tháng đầu năm 2024, Sở GD-ĐT Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các trường cao đẳng, trung cấp thực hiện việc giải đáp thắc mắc, tư vấn chọn ngành, chọn trường cho học sinh cuối cấp. Các trường cao đẳng, trường trung cấp còn tổ chức các ngày hội Open day cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh các trường THCS trên địa bàn trường trú đóng đến tham quan, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, chọn trường chọn nghề và hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp bậc trung học.

Bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM tặng hoa chúc mừng các đơn vị 

Tuy nhiên theo bà Huỳnh Lê Như Trang, đến nay tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS nhập học các trình độ GDNN bình quân hàng năm chỉ mới đạt hơn 26%. Kết quả này đã dự báo nhiều thách thức lớn của 2 ngành trong việc thực hiện Đề án phân luồng học sinh; đòi hỏi cần phải có sự vào cuộc, chung tay tích cực hơn của các cơ quan, đơn vị, và chính quyền địa phương các cấp.

Các đại biểu tham dự hội nghị đóng góp ý kiến

Tại hội nghị, ban tổ chức nhận được nhiều ý kiến, kiến nghị của đại biểu đến từ các đơn vị thuộc ngành GD-ĐT và GDNN về các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tư vấn, hướng nghiệp và phân luồng hướng nghiệp cho học sinh THCS và THPT. Theo các đại biểu, nguyên nhân lớn nhất vẫn là nhận thức của phụ huynh và học sinh. Dù nhiều học sinh năng lực học tập không tốt vẫn quyết định vào học đại học chứ không muốn theo học trường nghề; để đẩy mạnh hiệu quả thực hiện Đề án phân luồng học sinh, Sở LĐ-TB&XH Thành phố cần tiếp tục phối hợp với Sở GD-ĐT Thành phố và phối hợp với các sở, ngành liên quan trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn 2024-2030 trong công tác phân luồn học sinh theo học nghề tại các cơ sở GDNN.

Tại hội nghị, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM ký kết quy chế phối hợp với Sở GD-ĐT Thành phố trong công tác quản lý nhà nước. Theo quy chế, 2 ngành đề ra 24 nội dung phối hợp thực hiện nhằm điều phối tốt hơn hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn thành phố.

Trong khuôn khổ hội nghị này, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM còn ký kết với Đại học Quốc gia TP.HCM trong việc thực hiện quyết định số 2673/QĐ-UBND của UBND TP.HCM.

Các đại biểu tham dự hội nghị đóng góp ý kiến

Các nội dung về Quy chế phối hợp giữa Sở LĐ –TB&XH TPHCM và Sở GD-ĐT TPHCM, đề ra gồm:

 Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các cơ sở giáo dục tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật; Thực hiện thống kê, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của cơ sở giáo dục; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục và phối hợp đề xuất xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công phụ trách; Tổ chức các hoạt động để thực hiện hiệu quả công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp bậc trung học vào học GDNN; Thực hiện định kỳ 6 tháng/lần việc trao đổi thông tin theo biểu mẫu thu thập thông tin của đôi bên; Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc tổ chức đào tạo kiến thức văn hóa THPT tại các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố; Phối hợp và phát huy thế mạnh của đôi bên, cùng nhau hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hướng nghiệp và GDNN đối với học sinh trên địa bàn thành phố; Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy, mại dâm và mua bán người trong các trường học cho học sinh.  

Phối hợp tuyên truyền về truyền thống vẻ vang của dân tộc, những cống hiến to lớn của các gia đình có công với cách mạng; giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ đối 3 với người có công và người thân có công; tổ chức chăm lo cho Bà mẹ Việt Nam, anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ; Phối hợp triển khai thực hiện chính sách ưu đãi với người có công và thân nhân người có công theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tổ chức cho các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ; Kết hợp cùng với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh “tổ chức thắp nến tri ân tại các lễ trang liệt sĩ trên địa bàn thành phố”.

Phối hợp tăng cường công tác truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em tại trường học và các cơ sở giáo dục trẻ em; Phòng, chống đuối nước trẻ em; tăng cường tư vấn, giáo dục kiến thức, kỹ năng về an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tại các trường học; Phối hợp triển khai thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật, chính sách liên quan đến phổ cập giáo dục cho trẻ em; hỗ trợ giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, rà soát bổ sung lồng ghép nội dung phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trong các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường; xây dựng kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật giai đoạn 2023- 2025, định hướng đến 2030 của Ngành GĐ-ĐT.

Hướng dẫn và chỉ đạo ngành dọc có giải pháp hỗ trợ cho học sinh có nguy cơ trở thành lao động trẻ em và lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông với các hình thức phù hợp vận dụng và hỗ trợ học sinh bỏ học trở lại trường; Tăng cường công tác phối hợp thanh, kiểm tra việc thực hiện quyền trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ em tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố; Thông tin trao đổi về số lượng, danh sách thành viên thuộc hộ trong Chương trình Giảm nghèo bền vững TP.HCM có thiếu hụt chiều GD-ĐT và kết quả thực hiện chăm lo, hỗ trợ giảm nghèo về chiều thiếu hụt này theo định kỳ và đột xuất; Phối hợp đề xuất, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về GD-ĐT cho thành viên thuộc hộ trong Chương trình Giảm nghèo bền vững thành phố, sách được thực hiện đầy đủ và đúng đối tượng thụ hưởng; Trao đổi, cung cấp thông tin về dự báo nhân lực, số liệu thống kê đầu năm học có liên quan đến giáo dục THCS, THPT trên địa thành phố; chương trình định hướng phát triển GD-ĐT của thành phố; Phối hợp thực hiện tác nghiệp thông tin thị trường lao động, định hướng thì đối với học sinh THPT, THCS do Sở GD-ĐT quản lý; Thực hiện hoạt động nghiên cứu với lĩnh vực lao động - việc làm - GDNN góp phần xây dựng chiến lược phát triển thị trường lao động, giáo dục đào tạo.

Trương Đăng

 

TAG: Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
Tin khác
Yên Bái đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Hơn 59% lao động tại tỉnh Sóc Trăng đã qua đào tạo nghề
Sóc Trăng: Tập trung hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số
Yên Bái nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Yên Bái
Sóc Trăng: Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Sóc Trăng đẩy mạnh hợp tác phát triển giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm cho người lao động
Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
TP.HCM:  Sơ kết 1 năm chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn thành phố