Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Thừa Thiên Huế: Phát huy hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp
10:09 AM 10/12/2021
(LĐXH) - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chính sách bảo hiểm thất nghiệp như “chiếc phao cứu sinh” cho người lao động và người sử dụng lao động trong hoàn cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, đồng thời, phát huy vai trò tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cũng như người sử dụng lao động
7.567 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đang thực hiện rất tốt chức năng, nhiệm vụ giải quyết chế độ BHTN cho người lao động bị mất việc làm. Đây là nhiệm vụ được xem là "đặc biệt" trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến người lao động. Theo ông Nguyễn Duy Thông - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, chính sách BHTN về bản chất là hỗ trợ cho người lao động khi người lao động bị mất việc làm có điều kiện tích cực đi tìm việc làm mới, sớm quay trở lại thị trường lao động.
Ngoài việc hỗ trợ một phần tài chính, các cơ chế từ chính sách này còn hỗ trợ tư vấn việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị mất việc làm, góp phần ổn định tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động bị mất việc làm có cơ hội tìm kiếm, thích ứng với công việc mới.
Trung tâm DVVL tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nhận, xử lý hồ sơ cho người lao động đến đăng ký làm các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, trong 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số lượng người lao động bị mất việc làm trên địa bàn rất nhiều, phần lớn tập trung vào một số lĩnh vực nổi bật của địa phương như dịch vụ, du lịch.
Chỉ tính riêng năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 12.000 người lao động bị mất việc làm đã đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để đăng ký làm các thủ tục về hỗ trợ BHTN. Riêng trong năm 2021, tính đến hết tháng 11, đơn vị đã tổ chức 24 phiên giao dịch việc làm trực tuyến và trực tiếp qua trang Fanpage "Việc làm Huế" với sự tham gia của 202 doanh nghiệp và 28.330 lượt nhu cầu tuyển sinh, tuyển dụng. Qua đó, tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho 11.689 lượt người lao động; giới thiệu việc làm cho 7.836 lượt người. Giới thiệu việc làm thành công cho 707 lao động, trong đó có 169 lao động bị mất việc. Ngoài ra, trong 11 tháng đầu năm, Trung tâm DVV làm tỉnh cũng đã tiếp nhận 7.567 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó, đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho 7.010 người với số tiền chi trả trên 117 tỷ đồng; hỗ trợ học nghề cho 609 người với số tiền chi hỗ trợ học nghề hơn 2,74 tỷ đồng. Qua đó, đã góp phần thực hiện mục tiêu chung của tỉnh.
Hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp vượt khó
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 3.414 đơn vị đang tham gia BHTN với 109.476 lao động đang tham gia BHTN. Trong đó, có 2.505 đơn vị được giảm mức đóng BHTN với 76.781 người lao động được giảm mức đóng BHTN, số tiền giảm đóng BHTN khoảng 44,045 tỷ đồng. Thực hiện chính sách hỗ trợ bằng tiền từ Quỹ BHTN cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 76.800 người lao động đã được hỗ trợ với tổng số tiền trên 183,549 tỷ đồng.
Chị Nguyễn Thị Kim Thoa, nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Huế - Cơ sở 2 vừa nhận tiền hỗ trợ theo Nghị định 116 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) vào tài khoản cách đây vài ngày. Theo thời gian đóng BHTN, chị Kim Thoa được nhận 2,1 triệu đồng. Có thêm một khoản hỗ trợ đột xuất, chị Thoa và nhiều đồng nghiệp khác rất phấn khởi.
Nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19.
Thực hiện Nghị quyết 68, Quyết định 23 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19, Nghị quyết 126 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68, Nghị quyết 84 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn, Tính đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ cho hơn 129.165 người, với tổng kinh phí khoảng 66 tỷ đồng. Trong đó, nguồn Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội chi hỗ trợ cho khoảng 113.390 người, với kinh phí khoảng 38,4 tỷ đồng. Cấp huyện và Sở Lao động - TB&XH đã tiến hành chi trả các chính sách tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không lương, lao động ngừng việc, hộ kinh doanh, hỗ trợ thêm cho trẻ em là F0, F1, lao động tự do và đối tượng đặc thù khác... với hơn 14.630 người và tổng số tiền đã chi trả hơn 23,7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và tỉnh. Ngoài ra, Sở Du lịch và Sở Văn hóa và Thể thao đã chi hỗ trợ cho 1.142 lao động là hướng dẫn viên du lịch, viên chức hoạt động nghệ thuật với tổng kinh phí hơn 4,236 tỷ đồng.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Duy Thông cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay, phải nói rằng chính sách BHTN đã hỗ trợ rất tích cực, rất thiết thực cho người lao động và các đơn vị sử dụng lao động bị ảnh hưởng. Đặc biệt là hỗ trợ một phần cho các hoạt động kết nối cung cầu về việc làm trong và sau dịch… Đồng thời, việc ban hành chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động của Chính phủ một lần nữa khẳng định Quỹ BHTN được quản lý công khai, minh bạch và được đầu tư tăng trưởng theo đúng quy định.
Thục Quyên
 
 
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Tăng cường kết nối cung – cầu lao động trên địa bàn tỉnh Nam Định
Thanh Hóa tăng cường kết nối cung cầu lao động
Huyện Quế Phong: Tích cực kết nối việc làm cho người lao động
Đồng Nai hỗ trợ kết nối việc làm bền vững cho lao động hộ nghèo
Bình Dương: Tăng cường các phiên giao dịch, kết nối việc làm góp phần tạo việc làm mới cho hơn 36.000 lao động
Giải pháp việc làm để đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Cam Ranh
Đắk Lắk đưa sàn giao dịch việc làm về địa phương giúp người lao động kết nối việc làm hiệu quả
Thành phố Bắc Kạn: Đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động
Trung tâm Dịch vụ việc làm Yên Bái tăng cường kết nối cung – cầu lao động