An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Thừa Thiên Huế công bố quyết định công nhận A Lưới thoát nghèo
03:09 PM 06/09/2024
(LĐXH) - Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024 với sự góp mặt của ông Nguyễn Lê Bình - Phó Chánh văn phòng quốc gia về Giảm nghèo; Ông Lê Trường Lưu - Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế; ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và đại diện lãnh đạo các ban, ngành trong tỉnh
A Lưới là một trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021-2025, đồng thời là một trong 22 huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.  
Theo báo cáo của UBND huyện A Lưới, Tổng nguồn vốn thực hiện đầu tư phát triển đến thời điểm 15/4/2024 là trên 245,5 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022 là trên 93,1 tỷ đồng; năm 2023 là 95,3 tỷ đồng và năm 2024 là trên 57 tỷ đồng. Luỹ kế giải ngân đến thời điểm 15/4/2024 là trên 144,2 /245,5 tỷ đồng, đạt 58,74%. Tổng vốn sự nghiệp được phân bổ để thực hiện 7 Dự án (DA) trong Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (gọi tắt Chương trình) là trên 211 tỷ đồng và luỹ kế giải ngân đến thời điểm 15/4/2023 là trên 78/211 tỷ đồng, đạt 36,97%.
Trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới chính thức thoát nghèo
Thời gian qua, toàn huyện đã tập trung mọi nguồn lực từ Trung ương đến địa phương và huy động nhiều nguồn lực khác để đầu tư, triển khai hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn, với mục tiêu lựa chọn hỗ trợ đầu tư các dự án “trọng tâm, trọng điểm” phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.      
Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025, đến nay “bộ mặt” huyện A Lưới đã có nhiều khởi sắc, công tác giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo điều kiện thoát khỏi tình trạng nghèo trong năm 2024. Huyện cũng phấn đấu hết 2024 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện A Lưới; hỗ trợ toàn diện cho người nghèo như bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, nhà ở, dạy nghề, việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ tiền điện, trợ giúp pháp lý; giải quyết đất ở, đất sản xuất, giao rừng; đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
Thu nhập của người dân được nâng lên. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2021 là 27,5 triệu/người/năm, đến cuối năm 2023 được nâng lên 35,22 triệu/người/năm, tăng 7,2 triệu đồng/người/năm. Dự kiến đến cuối năm 2024 là trên 40 triệu đồng/người/năm và đến năm 2025 đạt trên 45 triệu đồng/người/năm.      
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá, A Lưới được công nhận thoát nghèo là một mốc son đáng tự hào trong hành trình phát triển của huyện và cũng là niềm vui chung của toàn tỉnh. Đây không chỉ là thành quả của những nỗ lực không ngừng của chính quyền và Nhân dân huyện A Lưới, mà còn là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những cố gắng của toàn tỉnh.
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, thách thức trong phát triển KT-XH, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con dân tộc thiểu số.
Để KT-XH và đời sống của bà con ngày được nâng cao, huyện A Lưới thoát nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện cần phải tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, tiếp tục bám sát định hướng phát triển của tỉnh, tổ chức tốt các chương trình, đề án đề ra, khai thác và phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương; đưa huyện A Lưới ngày càng phát triển góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Vào sáng cùng ngày, UBND huyện A Lưới tổ chức Lễ khánh thành Làng Văn hoá các dân tộc thiểu số huyện A Lưới. Làng văn hóa được xây dựng tại khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng, có quy mô diện tích 5 ha và tổng kinh phí đầu tư gần 20,8 tỷ đồng từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2025.
Khánh Quyên
 
TIN LIÊN QUAN
TAG: giẻm nghèo
Tin khác
An Giang: Đa dạng các hoạt động truyền thông thúc đẩy công tác bình đẳng giới
An Giang: Tăng cường phối hợp thực hiện phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới
Phát huy bình đẳng giới trong một số cơ quan, đơn vị ở An Giang
Đẩy mạnh trợ giúp, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người khuyết tật
Thành phố Long Xuyên: Đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn
Lan tỏa những câu chuyện về hành trình vượt khó và mô hình sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về
Nhóm “Thiên Thanh” – Hành trình của 4 cô gái tài năng từ 4 miền quê Việt Nam
Huyện Phú Tân: Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng
An Giang: Tạo cơ hội cho mọi trẻ em đều được phát triển bình đẳng và toàn diện