Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Thừa Thiên Huế: Chú trọng phát triển kỹ năng và chất lượng nghề nghiệp
03:24 PM 27/06/2020
(LĐXH) – Ngày 26/6/2020, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế và Ban Quản lý Khu kinh tế công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Tham dự có ông Nguyễn Chí Trường – Vụ trưởng vụ Kỹ năng nghề (Tổng cục giáo dục nghề nghiệp – Bộ LĐTBXH), ông Nguyễn Văn Phương – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả hành động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đối với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Đào tạo lao động. Phát huy các kết quả đạt được, khắc phục các tồn tại hạn chế để nâng cao các chỉ số thành phần về đào tạo lao động nhằm nâng hạng chỉ số PCI của tỉnh trong năm 2020 và các năm tiếp theo.
Ông Nguyễn văn Phương, UVTV Tỉnh ủy, PCT UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo
Hội thảo đã tập trung thảo luận các chỉ số thành phần “đào tạo lao động” năm 2019 thuộc chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo nghề nghiệp,thu hút nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp;  Cung – Cầu lao động năm 2019, dự báo các ngành nghề thu hút nhân lực cao đáp ứng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các giải pháp thúc đẩy người lao động tìm được việc làm thông qua hệ thống trực tuyến; Đề xuất những mô hình liên kết, hợp tác hiệu quả giữa doanh nghiệp với các cơ sở GDNN sau thời gian bị ảnh hưởng dịch, bệnh Covid 19 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động, giúp người lao động sau khi tham gia học nghề có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm; Tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp với hệ thống cơ quan nhà nước các cấp nhằm tác động trực tiếp tới cảm nhận của doanh nghiệp đối với chất lượng phục vụ của các cơ quan nhà nước.

Ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết: Năm 2019, chỉ số thành phần – chỉ số Đào tạo lao động của tỉnh Thừa Thiên Huế xếp thứ 07/63 tỉnh thành, tăng 28 bậc so với năm 2018. Đây là chỉ số có vị trí xếp hạng cao nhất của tỉnh trong 10 chỉ số thành phần và là chỉ số có thành phần xếp hạng top  5 trong năm 2020. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu thực tế cũng như những biến động trong tương lai vẫn còn thiếu dự báo và định hướng. Hiện nay, trong khi LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thiếu thì đào tạo cử nhân, đại học quá nhiều và thiếu kỹ sư công nghệ, kỹ sư thực hành, lao động kỹ thuật chuyên ngành...
Ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh: “ Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh là động lực và “ đòn bẫy” quan trọng để thức đẩy thu hút các nguồn lực cho đầu tư và phát triển. Đó cũng là mục tiêu và động lực quan trọng mà tỉntth Thừa Thiên Huế cũng như các tỉnh, thành trên cả nước đang ra sức phấn đấu hướng tới, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng và cạnh tranh gay gắt để thu hút các nguồn vốn đầu tư như hiện nay. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm, xem đây là thước đo của quan trọng, khách quan nhất đánh gái chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh, mức độ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh qua từng năm, nhằm có giải pháp điều chỉnh phù hợp trong chiến lược phát triển của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp, thu hút tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển”.      
Các đại biểu ký kết hợp đồng đào tạo nghề
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá cao việc tổ chức Hội thảo của các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt là có sự tham dự của đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đồng thời cũng đã yêu cầu Sở LĐTB&XH tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực nhằm đẩy mạnh cải thiện chỉ số đào tạo lao động; Tiếp tục giữ vững, phát huy những kết quả đạt được và khắc phục các hạn chế, khuyết điểm tại các lĩnh vực, nội dung, tiêu chí con của chỉ số thành phần qua đánh giá PCI năm 2019, mục tiêu trong năm 2020, nâng xếp hạn chỉ số PCI; Tạo diễn đàn trao đổi giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức xã hội nghề nghiệp để đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất gắn kết doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong công tác xác định nghề nghiệp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhất là phát triển đào tạo kỹ năng nghề nghiệp hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp; tạo gắn kết giữ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo và sản xuất kinh doanh”.
Dịp này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và Ban Quản lý Khu kinh tế công nghiệp tỉnh ký kết Quy chế phối hợp nhằm tăng cường sự kết nối giữa các doanh nghiệp và hệ thống cơ quan Nhà nước các cấp trong phát triển đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.
Nam Khánh
 
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Thanh Hóa: Quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động
AEON Việt Nam đẩy mạnh tuyển dụng và mở rộng quy mô năm 2025
Nestlé và PRO Việt Nam thúc đẩy thực hành an toàn vệ sinh lao động trong quản lý rác thải
Thừa Thiên Huế: Giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Những giải pháp quan trọng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Một số khó khăn trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Bình Phước
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Phước: Chủ động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Thị trường lao động cuối năm có nhiều chuyển biến tích cực