Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Thừa Thiên Huế: Bảo vệ trẻ em bằng các biện pháp thiết thực, cụ thể
03:22 PM 03/06/2021
(LĐXH) - Thực hiện Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh về đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2021 – 2025, ngày 28/5/2021, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 4493 về Tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước và xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo kế hoạch, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện triển khai, giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 29/02/2020 của UBND tỉnh về thực hiện chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 – 2025; Công văn số 5348/UBND-XH ngày 23/6/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 23CT-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.
Thành phố Huế tổ chức dạy bơi miễn phí cho trẻ em trong dịp hè.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ, gia đình, cộng đồng kiến thức, kỹ năng phát hiện, tố cáo kịp thời các hành vi xâm hại trẻ em; hướng dẫn nâng cao năng lực về lợi ích, tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ em, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật; giám sát, trông coi trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Rà soát các khu vực hay xảy ra tai nạn giao thông, đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn để có biện pháp phòng ngừa, can thiệp nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ; bố trí rào chắn, cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các ao, hồ, sông, suối, bãi tắm, khu vực nước sâu nguy hiểm; huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới các khu vực có nguy cơ gây tai nạn, thương tích, đặc biệt là khu vực có nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em.
Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chủ trì, phối hợp các ngành liên quan thống nhất xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong việc triển khai công tác phòng, chống và xử lý các tình huống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, đuối nước và trẻ em bị xâm hại; Thống nhất các ngành thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, giám sát các qui định về phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước của trẻ em tại cộng đồng; các qui định về ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn, quy định an toàn tại bến đò, tàu, thuyền, khu du lịch, bãi biển, các điểm tắm công cộng. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức dạy bơi, phổ cập bơi cho trẻ em; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên bơi lặn, cứu đuối nước.
 Tổ chức động viên, thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời đối với các trường hợp trẻ em tai nạn, thương tích, đuối nước và bị xâm hại. Đẩy mạnh công tác xây dựng “Xã, phường phù hợp với trẻ em”, tạo môi trường an toàn cho trẻ em, giảm thiểu đến mức thấp nhất trẻ em bị đuối nước. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tình hình triển khai công tác pháp phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước và xâm hại trẻ em định kỳ trước ngày 30/6 và 30/11 hàng năm.
Cùng với đó, Sở Y tế lồng ghép công tác phòng, chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, đuối nước trẻ em vào hoạt động của ngành; triển khai các hoạt động truyền thông, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cộng tác viên y tế thôn bản. Nâng cao chất lượng cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng cho trẻ em khi bị tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, đuối nước.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo các trường học trên địa bàn tăng cường công tác quản lý học sinh trong các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại; đặc biệt tổ chức tuyên truyền cho học sinh hiểu rõ và nhận thức đầy đủ về tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn sông nước để chủ động phòng ngừa. Chỉ đạo các trường học, căn cứ đặc điểm cụ thể học sinh, điều kiện của nhà trường và thực tế địa phương, có kế hoạch lồng ghép tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, đuối nước cho học sinh.
Khánh Quyên
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công