An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Thị xã Ngã Năm huy động nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ hộ nghèo
05:08 PM 08/07/2024
(LĐXH) - Sóc Trăng là tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 35%; trong đó, có 30% là đồng bào dân tộc Khmer, nhiều nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những năm qua, nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính sách để xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ nghèo trên địa bàn thị xã Ngã Năm đã đầu tư xây dựng  mô hình nuôi cua, nuôi ếch mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 43.000 lượt hộ, hơn 1.400 hộ nghèo và 3.500 hộ cận nghèo, 10.500 hộ mới thoát nghèo được tiếp cận nguồn vốn này trong những năm qua.

Điển hình như gia đình anh Dương Văn Dô ( xã Long Bình, thị xã Ngã Năm), trong 3 năm qua nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách trên 70 triệu đồng anh đã chuyển đổi hơn 4.000 m2 đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây chanh không hạt. Theo anh Dô, với số tiền trên gia đình đã sử dụng vào việc thuê nhân công làm đất, mua cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi đã giúp gia đình có điều kiện chuyển đổi mô hình trồng chanh không hạt, cho thu nhập ổn định hơn so với trồng lúa.

Bà Trần Trường Hoa, Phó Chủ tịch UBND xã Long Bình (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, sau khi người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chính quyền địa phương đã chỉ đạo đoàn thể xã tiến hành thực hiện khảo sát việc thực hiện phân bổ nguồn vốn trong sản xuất; đồng thời, chỉ đạo ngành chuyên môn chuyển giao kỹ thuật sản xuất nhằm phát huy tối đa nguồn vốn. Nguồn vốn tín dụng đã giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo ở địa phương từng bước xây dựng nhiều mô hình hay, có nhiều quả như, trồng chanh không hạt, nuôi lươn không bùn, nuôi ba ba… UBND xã Long Bình đề xuất đến Phòng Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Ngã Năm tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ có đủ điều kiện vay vốn, nhất là các hộ chí thú làm ăn từng bước nâng thu nhập, thoát nghèo bền vũng và cùng với địa phương tham gia trong việc xây dựng nông thôn mới, bà Trần Trường Hoa chia sẻ.


Thị xã Ngã Năm huy động nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ hộ nghèo chăn nuôi, sản xuất và phát triển kin tế hộ gia đình

Còn theo ông Nguyễn Việt Chín, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Ngã Năm cho hay, đầu năm 2024, nguồn vốn tín dụng tại đơn vị đạt trên 503,5 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng trên 503 tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ, với 11.875 khách hàng còn dư nợ. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 4.623 lượt hộ, giúp hơn 100 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, hơn 2.700 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận nguồn vốn… Qua đó góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Theo ông Huỳnh Văn Lơ, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Ngã Năm cho hay: Với phương châm "không để người nghèo và các đối tượng yếu thế bị bỏ lại phía sau", Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm cải thiện điều kiện sống.

Bên cạnh đó, trong năm 2024, Phòng còn tham mưu Ủy ban nhân dân thị xã ban hành quyết định giao vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 cho các đơn vị, tổng vốn được giao 6.239 triệu đồng (trong đó: ngân sách trung ương 5.668 triệu đồng, địa phương đối ứng 571 triệu đồng); ban hành Kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn thị xã. Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và tiểu dự án 3 thuộc dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024.

Ngoài ra, còn đôn đốc các ngành được giao vốn trình UBND thị xã phê duyệt dự toán thực hiện, phối hợp UBND xã, phường rà soát báo cáo mô hình, dự án giảm nghèo 2022, 2023 và đề xuất dự án thực hiện năm 2024; Tham mưu Ủy ban nhân dân thị xã báo cáo danh sách 11.283 người dân có nguy cơ thiếu đói giáp hạt trên địa bàn thị xã. Tính đến ngày 07/05/2024, địa phương đã giải ngân vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đạt được một số kết quà như sau: Vốn năm 2022 giải ngân: 2.254.197.550/2.287.000.000, đạt tỷ lệ 99%, trong đó vốn mang sang giải ngân 1.666.082.000/1.698.884.450, đạt 98%. Vốn năm 2023 giải ngân: 4.821.472.000/5.628.000.000, đạt tỷ lệ 86%. Vốn năm 2024: đang triển khai thực hiện đạt tiến độ kế hoạch đề ra.

Mô hình nuôi Vịt xiêm ở xã  Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần giảm nghèo bền vững

Cùng với đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Ngã Năm đã phối hợp UBND xã, phường giải quyết việc làm cho 1.666 lao động (trong đó, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 20 lao động tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan); Tổ chức 18 lớp đào tạo nghề dưới 03 tháng cho tổng số 339 lao động; kèm cặp, truyền nghề cho 176 lao động tại địa phương. Đồng thời, phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm Sóc Trăng, Ủy ban nhân dân các xã, phường tổ chức 16 Phiên giao dịch việc làm, có tổng số 1.756 lao động tham dự. Thông qua việc tổ chức các Phiên giao dịch việc làm, người lao động, đặc biệt là lao động hộ nghèo, hộ chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số có cơ hội trực tiếp trao đổi với đơn vị tuyển dụng khi có nhu cầu tham gia thị trường lao động, từ đó lựa chọn những công việc phù hợp với trình độ, khả năng, yêu cầu của đơn vị tuyển dụng.

Theo ông Huỳnh Văn Lơ, để giảm tỷ lệ hộ nghèo 1%/năm (trong đó giảm tỷ lệ hộ Khmer nghèo đạt 1,5%/năm) theo kế hoạch đề ra, thời gian tới, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đề ra một số giải pháp thực hiện như sau:

Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực công tác của ngành với mọi hình thức phù hợp để người dân, doanh nghiệp và các ngành, đoàn thể nắm và cùng phối hợp thực hiện. Đặc biệt triển khai và thực hiện tốt Nghị định số 20/2021/NĐ-CP Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Tăng cường công tác đào tạo nghề thông qua điều tra, rà soát, thống kê nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, triển khai thực hiện đào tạo theo nhu cầu của người sử dụng lao động và định hướng phát triển các ngành nghề trong tương lai; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo nghề công lập, tư nhân và đẩy mạnh thu hút các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ công nghiệp tham gia cùng với sơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người lao động.

Thực hiện tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, thông qua các Phiên giao dịch việc làm, luôn đảm bảo có sự tham gia của các công ty, doanh nghiệp có uy tín trong việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để cùng địa phương tham gia, định hướng cho người lao động công việc, thị trường phù hợp để thu hút, đẩy mạnh đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong thời gian tới. Triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên và định kỳ hàng năm theo quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và các văn bản có liên quan.

Quan tâm, thực hiện tốt các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, đặc biệt là các dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ việc làm bền vững và các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo để trực tiếp hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho người nghèo, cận nghèo có việc làm, tăng thu nhập. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Ngân hàng chính sách hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và đặ biệt là hộ đồng bào dâbn tộc thiếu số vươn lên thoát nghèo bền vững.

   Vương Linh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TAG: huy động nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ hộ nghèo
Tin khác
FxMills lan tỏa tình yêu thương, cùng đồng bào vượt qua siêu bão Yagi
Dinh dưỡng cho trẻ, trách nhiệm và sự yêu thương đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
TP.HCM: Số người được quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập tăng
Ngành LĐ-TB&XH TP.HCM ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ hơn 900 triệu đồng
Phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em khi có thiên tai
Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi: Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em ở những nơi bị ảnh hưởng bởi thiên tai
FPT Long Châu điều động nhanh 10 tấn thuốc, phối hợp với các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Đồng lòng vượt qua bão lũ với chương trình “Góp Lòng, Góp Sức - JPPRO hướng về miền Bắc”
UNICEF kêu gọi đồng hành cùng những trẻ em và gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi siêu bão Yagi