An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Thành phố PleiKu: Tích cực khắc phục hậu quả chiến tranh và giúp đỡ nạn nhân bom mìn
10:53 AM 10/09/2023
(LĐXH)-Thời gian qua, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm tuyên truyền, vận động, cảnh báo để người dân cảnh giác, không lao động, sản xuất ở những vùng chưa được làm sạch bom mìn, đồng thời tích cực rà phá bom mìn, hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn có thêm điều kiện để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Trong thời kỳ chiến tranh, thành phố Pleiku là địa bàn đóng quân của nhiều đơn vị chế độ cũ, là địa bàn diễn ra nhiều trận đánh lớn. Vì vậy, các loại vũ khí, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh với số lượng lớn nằm rãi rác khắp nơi trên địa bàn.
 Sau ngày giải phóng, chính quyền địa phương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai cũng như các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã hết sức nỗ lực trong việc tìm kiếm, rà phá, thu gom các loại bom, mìn, vật nổ do chiến tranh để lại nhằm hạn chế những cái chết thương tâm và tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Trao tặng những phần hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Pleiku
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội, với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, công tác rà phá, khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh của thành phố Pleiku được triển khai chặt chẽ. Chính quyền thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quân đội đóng chân trên địa bàn như Quân đoàn 3, Binh đoàn 15, Lữ đoàn Thông tin 132, Lữ đoàn Công binh 280, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai thực hiện các chương trình, đề án về công tác rà phá, tháo gỡ bom mìn, vật liệu nổ còn soát lại sau chiến tranh. Theo thống kê, từ năm 2006 đến năm 2022, thành phố Pleiku đã thu gom, xử lý 26.940 đầu đạn, vật nổ các loại với tổng trọng lượng hơn 9.570 tấn.
Mặc dù các cơ quan chức năng, các cấp và lực lượng chuyên môn của tỉnh và thành phố đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ trong khắc phục song hậu quả của bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh làm thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng con người và tải sản vẫn còn hiện hữu trong đời sống của người dân thành phố Pleiku. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 53 trường hợp tai nạn do bom mìn gây ra, hiện nay còn sống 28 trường hợp, chết 25 trường hợp.
Xác định đẩy mạnh tuyên truyền là một trong những giải pháp hiệu quả để hạn chế tối đa hậu quả cũng như nâng cao kiến thức cho mỗi người về phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ, trong những năm qua, thành phố Pleiku đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền phong phú đa dạng như phát thông điệp về phòng tránh tai nạn bom mìn trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, tuyên truyền trực tiếp tới bà con nhân dân qua các ấn phẩm, hình ảnh và tuyên truyền trực quan. Đối tượng tuyên truyền hướng tới là các cơ quan, ban ngành, đoàn thể từ thành phố đến cơ sở, tầng lớp nhân dân, tầng lớp thanh niên và từng cá nhân, đặc biệt là  học sinh các trường học nhằm lan tỏa một cách sâu rộng nhất những kiến thức về phòng tránh bom mìn trong cộng đồng, các biện pháp khắc phục hậu quả để lại của bom mìn, từ đó để biết cách phòng tránh tác hại của bom mìn đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền cho gia đình và nhân dân biết cách phòng tránh khi gặp phải bom mìn, vật nổ.
Bên cạnh đó, thành phố cũng thực hiện tốt các chế độ chính sách của Nhà nước và của địa phương kết hợp với các chương trình, dự án, đề án từ nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật để giúp các nạn nhân được hưởng đúng, đủ quyền lợi cũng như được giúp đỡ kịp thời, từ đó có thêm điều kiện để chăn nuôi, trồng trọt, tự tạo việc làm phù hợp, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Nhằm sẻ chia, giúp đỡ những nạn nhân đã chịu thiệt thòi, mất mát từ bom đạn chiến tranh, góp phần đem lại cuộc sống ổn định, tươi đẹp hơn cho họ, ngày 9/9/2023 vừa qua, Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam phối hợp với Quỹ Hoa Hòa Bình và UBND thành phố Pleiku tổ chức Chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, trao hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn và trao xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn thành phố Pleiku. Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam và Quỹ Hoa Hòa Bình đã hỗ trợ sinh kế cho 15 nạn nhân bom mìn có hoàn cảnh khó khăn của thành phố Pleiku số tiền 90 triệu đồng, trong đó mỗi nạn nhân nhận được hỗ trợ mức 6 triệu đồng/người. Số tiền hỗ trợ này sẽ được đầu tư vào các hoạt động chăn nuôi, sản xuất nhằm phát triển kinh tế của các gia đình.
Đoàn đã tổ chức trao hỗ trợ sinh kế cho 35 nạn nhân bị tai nạn bom mìn tỉnh Gia Lai bằng nguồn Quỹ Hội với mức hỗ trợ 6 triệu/1 nạn nhân (TP Pleiku: 15 nạn nhân, huyện Chư Prông:15 nạn nhân, huyện Đức Cơ: 5 nạn nhân) với tổng số tiền 210 triệu đồng; Tặng 30 xe đạp cho 30 cháu học sinh nghèo vượt khó, giá trị 2 triệu đồng/ 1 xe (TP Pleiku: 10 xe, huyện Chư Prông: 10 xe, huyện Đức Cơ: 10 xe) với số tiền 60 triệu đồng do Qũy Hoa Hòa Bình trực tiếp tặng bằng hiện vật; Tặng 15 suất học bổng cho 15 cháu học sinh con em Bộ đội Biên phòng với số tiền 30 triệu đồng và tặng 15 suất học bổng cho 15 cháu học sinh nghèo là con em các dân tộc thiểu số thuộc lực lượng Công an nhân dân tỉnh Gia Lai với số tiền 30 triệu đồng, tổng số tiền là 60 triệu đồng do Qũy Hoa Hòa bình trao tặng.
Cùng với đó, Qũy Hoa Hòa Bình trực tiếp tặng tặng 10 xe đạp cho học sinh nghèo thành phố Pleiku vượt khó, giá trị 2 triệu đồng/xe, tổng giá trị là 20 triệu đồng; tặng 15 suất học bổng cho 15 cháu học sinh là con em Bộ đội Biên phòng với số tiền 30 triệu đồng và tặng 15 suất học bổng cho 15 cháu học sinh nghèo là con em các dân tộc thiểu số thuộc lực lượng Công an nhân dân tỉnh Gia Lai với số tiền 30 triệu đồng, tổng cộng số tiền là 60 triệu đồng.
Đồng thời, bà Mai Thị Hạnh, phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Nhóm Từ thiện “Chia sẻ - Sharing” Thành phố Hồ Chí Minh còn tài trợ và trao tặng 5 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó của thành phố Pleiku, giá trị 2 triệu đồng/1 học sinh với số tiền là 10 triệu đồng; 15 suất học bổng cho 15 cháu học sinh nghèo là con em các dân tộc thiểu số thuộc lực lượng Công an nhân dân tỉnh Gia Lai với số tiền là 30 triệu đồng....
Cũng tại Chương trình, hơn 300 em học sinh và nhân dân trên địa bàn thành phố Pleiku đã được Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam tuyên truyền về những hậu quả do bom mình gây ra, nhận biết và biện pháp phòng tránh tai nạn bom mìn. Qua đó, giúp các em học sinh và người dân nhận thức rõ về những hiểm họa mà bom mìn, vật nổ gây ra, từ đó đã chủ động hơn trong công tác phòng chống, kịp thời phát hiện vật liệu nổ, bom đạn còn sót lại trên địa bàn, báo cơ quan chuyên môn phối hợp khắc phục, tiêu hủy bảo đảm an toàn.
Có thể nói, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội, với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, công tác rà phá, khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh của thành phố Pleiku luôn được triển khai nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định. Đặc biệt, sự động viên, trợ giúp sinh kế cho nạn nhân bom mìn của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Pleiku và đặc biệt là của  Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam và Quỹ Hoa Hòa Binh nói trên là những hoạt động vô cùng ý nghĩa, góp phần tích cực vào công tác khắc phục hậu quả chiến tranh trên địa bàn thành phố Pleiku nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung tốt hơn nữa./.

Nhật Minh
TAG: hỗ trợ nạn nhâm bom mìn
Tin khác
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, phân biệt đối xử với trẻ em và trẻ em khuyết tật
Vĩnh Long: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
Thành đoàn Hải Phòng với các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa
Về nơi khởi nguồn Ngày Thương binh – Liệt sĩ
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố Hải Phòng: Triển khai nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”
Xã Nam Thanh (Nam Trực): Quan tâm chăm lo cho người có công