Tin trong nước
Trang chủ / Thời sự / Tin trong nước
Tháng 5 về!
10:50 AM 17/05/2021
(LĐXH) - Tháng 5 về cũng là tháng thứ 16 con người sống với nỗi bàng hoàng, lo sợ bởi diễn biến khó lường của dịch Covid-19 vẫn chưa có hồi kết…
(Khu vực cách ly đường Đống Đa, vũ trường Phương Đông)
Năm 2020 đi qua với bao thảm kịch và bi thương, biết bao giông tố và mất mát, hết bất ngờ này đến các con số kỷ lục kia. Con người từ lo lắng, đến hy vọng, từ tự động viên mình; người thân thì hoang mang không biết nên làm thế nào, chỉ biết cầu xin Thượng đế thương tình cho một lối thoát. Nhưng, vì lý do nào đó, đến bây giờ - Thượng đế vẫn chưa đáp lời. Còn con virus thì liên tục biến hóa tạo các biến thể khác nhau, và dường như ngày càng nằm ngoài tầm kiểm soát của con người.
(Xét nghiệm để khoanh vùng, truy vết ngày 08.05.2021, F1,F2, đường Mẹ Hiền, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng)
Covid 19 đã làm thay đổi nhiều điều trong cuộc sống. Trong khi cố gắng gồng mình để vượt qua, người ta bất chợt nhận ra rằng, không phải cứ ở nước giàu là sướng hơn nước kém phát triển, không phải cứ doanh nghiệp lớn là đứng vững hơn người làm công ăn lương... Tất cả những thứ được cho là quy luật bỗng dưng bị đảo lộn. Con người dường như quan tâm đến nhau hơn, họ cần những lời hỏi thăm, sự giúp đỡ chân tình. Họ tạo ra ATM gạo để chia sẻ thêm bữa cơm một cách thầm lặng… Hơn bao giờ hết, bữa cơm gia đình giờ đây lại càng được trân quý khi hàng quán đóng cửa, giãn cách xã hội làm cho người ta dành thời gian cho gia đình nhiều hơn thay vì tụ tập, bàn bạc thương vụ mỗi khi tan giờ làm.
Làm gì khi không được ra ngoài nhiều, giới hạn giao tiếp?
Giải pháp là online!
Trường học chạy đua với hạ tầng để dạy và học online. Mặc dù đã có nhiều giải pháp nhưng vẫn còn đó nhiều lo lắng về chất lượng đào tạo. Bệnh viện ngày đêm hối hả phòng dịch nhiều hơn là chữa bệnh. Các hãng Hãng hàng không quốc tế vẫn tê liệt, du lịch, bất động sản, xây dựng, du học vẫn nằm đắp chiếu ngủ chờ ngày tỉnh giấc.
Dịch vụ bán hàng online như cỏ mọc sau mưa, người người, nhà nhà mua bán tấp nập. Từ học sinh đến sinh viên, từ nhân viên văn phòng đến mẹ bỉm sữa… ở đâu cũng có thể tiềm ẩn sự lừa gạt hoặc đứng trước nguy cơ sa vào con đường đa cấp tiêu cực.
Trong một thế giới khi chẳng có gì là chắc chắn, niềm tin và hi vọng được coi là kim chỉ nam cho giúp con người ta có động lực để vượt qua sóng gió, để tiến lên phía trước và có một cái nhìn thực tế hơn. Vẫn còn đó một Đà Nẵng kiên cường vừa hồi sinh sau đợt dịch tháng 7/2020, giờ đây lại phải đối mặt với làn sóng Covid-19 tiếp theo. Trong biến cố dường như chưa có hồi kết, họ cũng chẳng thể làm gì khác ngoài sự đoàn kết và tiếp tục hi vọng vì hơn ai hết, chính người trong cuộc mới hiểu rõ điều gì đang đợi họ phía trước.
Đại dịch Covid-19 không chỉ đẩy hệ thống y tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng mà còn kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong những năm qua; thương mại quốc tế sụt giảm nghiêm trọng; các hoạt động sản xuất bị cắt giảm đáng kể trong năm 2020 và đầu năm 2021… Hơn bao giờ hết, bản năng và kỹ năng sinh tồn buộc mỗi người phải tự miễn dịch và sử dụng nó như một nguồn sức mạnh thầm kín trong cơ thể con người khi đối diện với sự nguy hiểm, với cái chết.
 (Khu cách ly chung cư F.Home, 16 Lý Thường Kiệt, quận Hải Châu, tp.Đà Nẵng nơi có 3 ca dương tính, thực hiện phun thuốc trong đêm 08.05.2021 và cách ly sáng ngày 09.05.2021)
Tháng 5 về… Câu chuyện cũ có tái diễn?
Giữa tâm dịch, giữa những âu lo, nóng ruột đến .. hỏang hốt khi có người thân đang điều trị hoặc bị cách ly... bây giờ F mấy rồi hả em? Rồi bao nhiêu nữa? Thời gian như chậm lại để mong chờ từng tin tức, từng động thái ứng phó cơn đại dịch quay lại...
Tự hỏi! Họ cần phải làm không? Tất nhiên là phải làm
Bất chợt, khung cửa sổ nơi tôi ngồi bỗng nhiên nhòe đi, tôi nheo mắt chưa thể hình dung được đang xảy ra chuyện gì. Thoáng xa xa dưới cơn mưa giữa trưa hè, người bán hàng rong chạy vội với đôi quang gánh đang còn hối hả trên vai, anh xích lô núp tạm nơi hiên vắng. Họ, giữa tâm dịch vẫn vì miếng cơm manh áo mà phải mưu sinh…
Vì không mưu sinh cũng không ai cho họ tiền…
Vì họ còn gia đình, còn nhiều bộn bề lo toan cuộc sống...
Vậy làm sao vẫn mưu sinh mà vẫn đảm bảo sức khỏe khi họ không có được cái khẩu trang? Tất nhiên lúc này đó chưa phải là ưu tiên khi nền kinh tế chưa kịp phục hồi sau đợt dịch trước. Nhưng liệu nếu họ nhiễm bệnh thì việc truy vết F1 sẽ khó khăn và tiêu tốn bao nhiêu tiền của, công sức?
Vẫn biết mưu sinh là kiếp gian trần, nhưng vẫn phải bươn chải, rong ruổi..
Khốn khó bao trùm khó khăn..
Bất chợt tôi tự hỏi, sau dịch, những cuộc đời này sẽ đi về đâu…?
Chỉ cơn mưa mới hiểu mùa hạ và người nghèo mới hiểu thế nào là gian khó...
...

Hoàng Đức Bảo

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN: Không ngừng nỗ lực và thích ứng để làm chủ tương lai
Đồng Nai trang trọng tổ chức Lễ An táng liệt sĩ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ
Để phát triển bền vững sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc
Huấn luyện đầu khóa cho 280 học viên trung cấp chính quy các trường công an
Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa
Diễn đàn chia sẻ giải pháp xây dựng các đô thị xanh, thông minh và phát triển bền vững
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp xúc cử tri tỉnh Thanh Hóa
Thông báo nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025
Công bố báo cáo quốc gia 2024 về thực hiện Chính sách ở Việt Nam