Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Tây Ninh giữ trọn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
03:39 PM 09/08/2024
(LĐXH)-Tây Ninh là tỉnh nằm ở miền Đông Nam bộ. Là địa phương giàu truyền thống cách mạng, biết bao người con ưu tú của Tây Ninh đã hiến trọn tuổi thanh xuân, sẵn sàng xả thân vì nước, dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Tính đến thời điểm tháng 6/2024, tỉnh Tây Ninh đã xác nhận, công nhận mới 92 trường hợp người có công với cách mạng. Trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 6/2024, hằng tháng, tỉnh thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng cho 31.753 lượt đối tượng người có công.

Ngoài việc thực hiện tốt những chính sách quy định từ Trung ương, tỉnh đã ban hành một số chính sách hoặc có chủ trương riêng để chăm lo cho người có công. Cụ thể như chính sách hỗ trợ chi phí lễ tang và mai táng cho người có công đã từ trần (Quyết định số 52/2017/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành quy chế tổ chức lễ tang, chế độ phúng điếu đối với cán bộ, công chức, viên chức, đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh). Các mức hỗ trợ là: mức 25 triệu đồng đối với cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chồng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; mức 4 triệu đồng đối với các đối tượng còn lại là người có công và các đối tượng đã hưởng trợ cấp 01 lần. Từ năm 2021 đến nay, đã thực hiện hỗ trợ cho 3.462 trường hợp, với tổng số tiền 14.095 triệu đồng.
Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh tặng quà cho ông Nguyễn Văn Lớn - người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày ở thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu
Vào các dịp lễ, Tết, tỉnh đều trích từ ngân sách tỉnh và nguồn kinh doanh khác tặng quà cho đối tượng là người có công, thân nhân liệt sĩ, người thờ cúng liệt sĩ, đối tượng hưởng trợ cấp 01 lần theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đã thực hiện liên tục trong nhiều năm liền. Trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, tỉnh đã cấp quà bằng tiền mặt cho 37.763 người có công, mỗi người là 700.000 đồng (tương ứng với số tiền là 26.434,1 triệu đồng). Cùng với đó, trong dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, cũng từ nguồn ngân sách tỉnh và huyện, tỉnh tổ chức họp mặt cho tất cả đối tượng người có công, thân nhân liệt sĩ, người thờ cúng liệt sĩ, đối tượng hưởng trợ cấp 01 lần theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tặng quà với mức 150.000 đồng/người. Bên cạnh đó, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho một số đối tượng là người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trong dịp Tết Nguyên Đán, lễ 30/4, 27/7, mức quà 1,5 triệu đồng/người (mỗi đợt thăm khoảng 190 người). Ngoài ra, cấp huyện, thị xã, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn cũng đã trích một phần ngân sách của địa phương để thăm hỏi, tặng quà cho 7.247 lượt người với tổng số tiền trên 4,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã huy động từ nguồn xã hội để chăm lo cho các gia đình người có công. Kết quả đạt được từ năm 2021 đến thời điểm tháng 6/2024, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp trong tỉnh đã vận động được 15.778,777 triệu đồng. Trong đó: cấp tỉnh 4.229 triệu đồng; cấp huyện, xã 11.549,777 triệu đồng và nguồn Quỹ này được sử dụng vào công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công. Cụ thể, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xây mới 139 căn nhà tình nghĩa và sửa chữa 96 căn nhà cho người có công, thân nhân liệt sĩ với tổng số tiền trên 19.000 triệu đồng từ nguồn Quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp trong tỉnh và các tổ chức, cá nhân khác trực tiếp hỗ trợ. Hiện nay, mức hỗ trợ xây mới của tỉnh là 160 triệu đồng/căn; mức hỗ trợ sửa chữa thực tế là không quá 75 triệu đồng/căn. Ngoài ra, nguồn Quỹ đền ơn đáp nghĩa tỉnh đã trợ cấp khó khăn, đột xuất cho 04 người có công với số tiền 20 triệu đồng (5 triệu đồng/người);

Trong thời gian qua, công tác nhận phụng dưỡng chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Hiện có 16/16 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống điều được các đơn vị, tổ chức nhận phụng dưỡng suốt đời. Việc phụng dượng các Mẹ Việt Nam anh hùng được các đơn vị thực hiện bằng hình thức cấp tiền hàng tháng, mỗi Mẹ nhận mức thấp nhất là 500.000 đồng/tháng và mức cao nhất là 2,5 triệu đồng/tháng. Việc quan tâm, chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng là việc làm có ý nghĩa, đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình cảm thiêng liêng thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với công lao to lớn và sự hy sinh thầm lặng của các mẹ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngoài ra, trong các dịp lễ, Tết hàng năm, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã cùng với địa phương tham gia tặng quà cho các gia đình người có công với tổng số phần quà được tặng là 44.899 phần, tổng số tiền trên 21 tỷ đồng; Tặng sổ tiết kiệm cho 07 hộ gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 50 triệu đồng (03 sổ trị giá 10 triệu đồng; 04 sổ trị giá 5 triệu đồng).

Có thể nói, những hoạt động chăm sóc, tri ân người có công trên quê hương Tây Ninh là vô cùng có ý nghĩa, khơi dậy được ý thức, trách nhiệm và đạo lý nghĩa tình của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong toàn tỉnh đối với những người có công với đất nước, với quê hương, thực sự trở thành phong trào toàn dân tham gia chăm sóc người có công./.

Minh Hằng

 

TAG:
Tin khác
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Kon Tum: Tích cực tiếp sức cho người khuyết tật
Kon Tum: Thực hiện tốt chính sách trợ giúp người khuyết tật
Nữ doanh nhân Phượng Hồng Kông: Hỗ trợ người nghèo bằng trái tim nhân ái
Đắk Nông kiềm chế, tiến tới đẩy lùi những hiểm họa và hệ lụy do tội phạm ma túy
Long Phước: Ấp Tập Phước đón nhận Khu dân cư nông thôn mới
Tập huấn đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử, văn hóa công vụ trong cơ quan
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa