Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Tập huấn truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới cho các cơ quan báo chí
11:47 AM 17/10/2017
(LĐXH) - Trong 2 ngày 16-17/10/2017, tại TP.HCM, Vụ Bình đẳng giới (BĐG) – Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tổ chức hội thảo tập huấn định hướng truyền thông về BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
Ông Phạm Ngọc Tiến - Vụ trưởng vụ BĐG chia sẻ tại Hội thảo.

Tham dự có ông Phạm Ngọc Tiến - Vụ trưởng vụ BĐG, bà Hà Thị Quỳnh Anh – Cán bộ nhóm giới UNFPA, cùng đại diện lãnh đạo một số Sở LĐ-TB&XH khu vực phía Nam và các đơn vị báo, đài trên địa bàn TP.HCM.

Phát biểu khai mạc hội thảo ông Lê Khánh Lương -  Phó Vụ trưởng Vụ BĐG cho biết: “ Hội thảo định hướng truyền thông về BĐG cho lãnh đạo, cán bộ, các nhà báo, phóng viên làm công tác BĐG nhằm cung cấp thêm một số thông tin, khái niệm về BĐG, công bằng giới, cập nhật chính sách, kết quả về công tác BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới cũng như các vấn đề đang đặt ra hiện nay. Hội thảo tập huấn này là một hoạt động trong chuỗi các sự kiện chuẩn bị và hưởng ứng Tháng hành động vì BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới 2017”

BĐG hiện nay đã  trở thành một trong những vấn đề toàn cầu và được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, tình trạng bất BĐG và bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều khu vực, vùng miền, đặc biệt là tình trạng xâm hại tình dục trẻ em gái vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong xã hội. Những năm qua, Chính phủ, Bộ, ngành, cơ quan và các địa phương, các tổ chức quốc tế đã có nhiều chính sách và giải pháp để thực hiện BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, trong đó công tác truyền thông được coi là một nội dung trọng tâm trong việc thúc đẩy BĐG.

Tại hội thảo, Bà Hà Thị Quỳnh Anh – Cán bộ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc cũng đã trình bày một số các kiến thức cơ bản về giới, BĐG ở Việt Nam như: Bình đẳng giới, Bất bình đẳng giới, Công bằng giới và Bạo lực trên cơ sở giới.

Ông Lê Khánh Lương -  Phó Vụ trưởng Vụ BĐG phát biểu tại hội thảo

Cũng theo bà Quỳnh Anh thì Bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay xếp hạng 83/145 nước về chỉ số khoảng cách (Diễn đàn kinh tế thế giới 2015). Trong đó, bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái và lựa chọn giới tính thai nhi là những biểu hiện chính của bất bình đẳng giới tại Việt Nam.

Về thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ, theo thống kê: Hiện có tới 34% phụ nữ từng kêt hôn phải chịu bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục; 54% phụ nữ đã từng trải qua lạm dụng tinh thần từ người chồng của mình tại một số thời điểm trong cuộc đời; 50% phụ nữ bị bạo lực gia đình không nói với bất kỳ ai; 87% phụ nữ đã bị bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự trợ giúp từ các dịch vụ công; 87% phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối tình dục nơi công cộng.

Ngoài ra, đợt tập huấn lần này các đại biểu cùng các phóng viên báo, đài sẽ được trao đổi thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về công tác truyền thông cũng như xây dựng chiến dịch truyền thông trong tháng hành động và phương pháp trao đổi thông tin với cơ quan truyền thông.

Được biết, hội thảo tập huấn lần này cũng là bước chuẩn bị cho Tháng hành động vì BĐG và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2017 sắp diễn ra.

                                                                                          Lê Việt

TAG:
Tin khác
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Kon Tum: Tích cực tiếp sức cho người khuyết tật