An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Tập huấn công tác giảm nghèo năm 2017 khu vực phía Bắc
03:01 PM 30/11/2017
(LĐXH)-Thực hiện Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia bền vững giai đoạn 2020, ngày 30/11/2017, tại tỉnh Phú Thọ, Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị tập huấn công tác giảm nghèo năm 2017 cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các tỉnh khu vực miền Bắc.
Toàn cảnh hội nghị
Tham dự lớp tập huấn có ông Ngô Trường Thi - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo cùng một số chuyên gia đến từ các Bộ, ngành. Về phía tỉnh Phú Thọ, có ông Bùi Đức Nhẫn, Giám đốc Sở LĐ – TB&XH cùng đại diện lãnh đạo các Sở LĐ-TBXH, chuyên viên các phòng Bảo trợ xã hội, phòng LĐ-TBXH các huyện thuộc miền Trung và miền núi phía Bắc.
Ông Ngô Trường Thi-Vụ trưởng, Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo phát biểu khai mạc hội nghị
Mục tiêu của đợt tập huấn là nhằm chia sẻ, trao đổi và cung cấp các thông tin về các cơ chế, chính sách mới của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 cho các địa phương, qua đó giúp các địa phương thực hiện tốt và hiệu quả chương trình.
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 6/2016, tập trung cho các đối tượng ở các huyện nghèo, người nghèo. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để đảm bảo Chương trình MTQG giảm nghèo được triển khai hiệu quả ở các cấp từ trung ương đến địa phương. Trên cơ sở hệ thống khuôn khổ pháp lý này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế xây dựng các cuốn sổ tay giảm nghèo với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, hình ảnh sinh động, trực quan phù hợp với cán bộ giảm nghèo các cấp, đặc biệt là cấp xã, thôn, bản.
Ông Bùi Đức Nhẫn - Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ phát biểu tại hội nghị
Trong quá trình triển khai, chương trình sẽ tập trung vào các địa bàn khó khăn nhất, bao gồm vùng sâu, vùng xa, dân tộc, miền núi. Trong đó, tích hợp  với các chương trình, dự án trước đây như: Chương trình 30a, Chương trình 135, xuất khẩu lao động, thông tin truyền thông. Việc thực hiện chương trình giảm nghèo sẽ dựa trên  tiêu chí nghèo đa chiều, lấy chỉ tiêu thu nhập là chính. Cùng với đó là các tiêu chí về mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin... gắn kết với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và 21 Chương trình có mục tiêu.
Ông Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo cho biết, thời gian qua, hệ thống chính sách giảm nghèo đã từng bước được tổ chức rà soát, tích hợp theo hướng gọn đầu mối, tránh dàn trải, phân tán theo hướng hạn chế các chính sách hỗ trợ cho không, tăng các chính sách hỗ trợ có điều kiện, có hoàn trả, mở rộng việc hỗ trợ đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên cơ sở chuyển đổi tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều.
Nguồn vốn phân bổ cho các huyện nghèo cũng được bảo đảm công khai, minh bạch. Trong đó, đẩy mạnh phân cấp cho địa phương, cơ sở; lấy đối tượng người nghèo làm trung tâm, đặc biệt là cơ chế mở rộng thêm đối tượng ở các hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhằm tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về. Ngoài ra, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh để từng bước vươn lên thoát nghèo, chương trình còn chú trọng chuyển mạnh từ việc cấp phát, cho không sang hỗ trợ có điều kiện. Theo ông Ngô Trường Thi, quan điểm của Nhà nước là không làm thay mà sẽ chỉ ban hành cơ chế hướng dẫn thực hiện và hỗ trợ cho những gì người dân không làm được. Đặc biệt, chú trọng tăng cường trao quyền cho người dân, cộng đồng để phát huy sáng kiến, cách làm hay phù hợp đặc điểm địa bàn, đặc điểm nhóm dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đi đôi với trách nhiệm giải trình.
Các đối tượng tượng được hưởng lợi từ Chương trình sẽ được hỗ trợ phương tiện sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, bao gồm: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (hộ mới thoát nghèo là hộ ra khỏi danh sách hộ nghèo,cận nghèo tốt đa 3 năm); ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo; tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về thuộc hộ nghèo được tham gia dự án. Đối với  cộng đồng có thể là nhóm hộ, tổ nhóm hợp tác do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện hoặc thôn, bản, được UBND cấp xã chứng thực.
Tại buổi tập huấn, các cán bộ làm công tác giảm nghèo các tỉnh đã nắm bắt được kiến thức và  nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới, từ đó làm tốt công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo các cấp hoàn thành mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững theo mục tiêu đã đề ra./.
Thục Quyên
TAG:
Tin khác
Đi mua cá chép cúng ông Táo tại chợ cá lớn nhất miền Bắc
Cụ bà 124 tuổi thích ăn cơm trộn mỡ lợn, chia sẻ bí quyết sống lâu
Từ 1/7, người đủ 75 tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí 500.000 đồng/tháng
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Chuyến xe yêu thương dành cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Xe ôm công nghệ tắt app, kiếm tiền triệu nhờ vận chuyển cây cảnh dịp Tết
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức họp mặt chúc tết cán bộ hưu trí của Sở qua các thời kỳ
Hưng Yên: Thực hiện kịp thời trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 64.000 đối tượng
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h