Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em
02:35 PM 02/03/2021
LĐXH - Trong thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ việc trẻ em bị rơi, ngã từ các khu chung cư, nhà cao tầng dẫn đến tai nạn, thương tích nghiêm trọng và tử vong. Ngày 1/3/2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về trẻ em yêu cầu các bộ, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

Ngày 28/02/2021, cháu N.P.H (sinh năm 2018) bị ngã từ tòa nhà chung cư thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội và được người dân kịp thời cứu sống. Vụ việc này thêm lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn, thương tích trẻ em. Trước tình hình trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu các Bộ, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa trẻ em bị rơi, ngã, cụ thể như sau:

1. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, đặc biệt chú trọng công tác phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em, phòng ngừa trẻ em bị rơi, ngã ở các khu chung cư, nhà cao tầng.

Ảnh minh họa

2. Rà soát các quy định và việc thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng, trường học và các công trình xây dựng, khu chung cư, nhà cao tầng. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em. Chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và xử lý theo quy định đối với các vụ việc khiến trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích.

3. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em đến cha mẹ, người chăm sóc trẻ, hộ gia đình, thôn, bản, xóm, ấp, tổ dân phố, khu dân cư, trường học, lớp học để bảo đảm an toàn cho trẻ em và thực hiện việc cải tạo, sửa chữa các vị trí có nguy cơ xảy ra tai nạn, thương tích trẻ em. Tích cực triển khai xây dựng ngôi nhà an toàn theo Quyết định số 548/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

4. Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng ngừa trẻ em bị rơi, ngã tại các khu chung cư, nhà cao tầng; huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và của người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh báo, gia cố các khu vực có nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em./.

PV

TAG:
Tin khác
Tăng cường chăm lo đời sống người có công nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Lạng Sơn: Thực hiện đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm bền vững, giúp người nghèo ổn định cuộc sống
Hà Nội: Quý I/2025, doanh số cho vay các chương trình ủy thác tín dụng chính sách đạt 2.172 tỷ đồng
TikToker Quỳnh Trương: “Thiện nguyện xuất phát từ trái tim”
Thi đua tạo động lực xây dựng Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội  phát triển ổn định, bền vững
TPHCM: Sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Vinamilk tặng 50.000 hộp sữa cho thiếu nhi TPHCM nhân sự kiện 50 năm thống nhất đất nước
Hòa Bình phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước tháng 6/2025
Bảo hiểm xã hội TP.HCM cảnh báo về tình trạng mua bán sổ BHXH trên mạng xã hội