Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Sơn La: Những kết quả tích cực trong giáo dục nghề nghiệp
04:28 PM 14/04/2023
(LĐXH)-Trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề ở Sơn La đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, quy mô tuyển sinh, chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Năm 2022, công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La tiếp tục được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền các địa phương thông qua việc ban hành nhiều văn bản như:  Kế hoạch Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045; Kế  hoạch triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Đề án Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022 - 2027; Kế hoạch đào tạo nghề thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Người dân bản Kim Chung 1, xã Phiêng Khoài áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật được đào tạo vào việc thu hái chè
Nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục nghề nghiệp, tỉnh đã chú trọng đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp tổ chức, sắp xếp mạng  lưới các cơ sở dạy nghề; cơ cấu ngành nghề; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo thuộc các lĩnh vực như: chăm sóc sức khỏe; Nông, lâm nghiệp; Nội vụ; Công tác xã hội; Văn hóa du lịch; Nghệ thuật; Cơ khí; Công nghệ Ôtô; Điện dân dụng; Công nghệ Môi trường; Công nghệ Thông tin; Dịch vụ pháp lý. Bên cạnh đó, tỉnh cũng kịp thời triển khai, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, trong đó có chính sách học phí, học bổng cho người học nhằm khuyến khích và thu hút học sinh tham gia học nghề.
Đặc biệt, Sơn La đã tích cực chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Sơn La đến năm 2025 trở thành trường cao đẳng chất lượng cao, đủ năng lực đào tạo một số ngành, nghề đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào. Tiếp nhận Trường Trung cấp Luật Tây Bắc từ Bộ Tư pháp về tỉnh quản lý. Tăng cường tuyển sinh, đào tạo 14 nghề trọng điểm đã được phê duyệt, trong đó, cấp độ quốc tế: 03; cấp độ khu vực ASEAN: 01 ;cấp độ quốc gia: 10.
Tỉnh cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp để tìm kiếm và giới thiệu việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp. Cải tiến phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình đào tạo. Hợp tác với doanh nghiệp để tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên; xây dựng chương trình đào tạo theo hướng hình thành các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động trong tương lai; tham gia vào quá trình đào tạo. Triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, bảo đảm thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Đồng thời chỉ đạo các cơ sở dạy nghề đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tập trung vào rèn kỹ năng nghề, đẩy mạnh đào tạo theo  địa chỉ, nhu cầu của doanh nghiệp, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chú trọng đào tạo ngành nghề về về du lịch, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến, ICT.... Phát triển đa dạng các hình thức đào tạo nghề nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Năm 2022, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị đánh giá 03 năm thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhìn chung, với các giải pháp đồng bộ, công tác đào tạo nghề ở Sơn La đã có những bước chuyển tích cực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã tiếp cận được với kỹ thuật và công nghệ hiện đại, có định hướng phát triển nghề nghiệp, sản xuất theo hướng bền vững, chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã cải thiện nâng cao (nhất là đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, người nghèo...). Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo cho 18.785 người thuộc các cấp trình độ. Trong đó Đại học: 825 người; Cao đẳng: 479; Trung cấp: 2.276; Sơ cấp: 4.133; Thường xuyên dưới 3 tháng: 8.091; Tập huấn, chuyển giao công nghệ: 2.981, đạt 101%. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 59%, tỷ lệ lao động được đào tạo được cấp văn bằng, chứng chỉ đạt 24%./.

Minh Hằng
 
 
TAG: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Sơn La
Tin khác
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi thư chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hành trình 3 thập kỷ: Trường Phổ thông Dân lập Hermann Gmeiner Hà Nội – Mái ấm yêu thương, chắp cánh ước mơ
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024: Vinh danh 60 thầy cô giáo tiêu biểu trên mọi miền Tổ quốc
TP.HCM: Hơn 430 học sinh, sinh viên tranh tài tại Hội diễn văn nghệ GDNN cấp Thành phố
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất