Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Sơn La giải quyết khó khăn trong đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số
10:13 AM 25/07/2024
(LĐXH)- Thời gian qua, thực hiện Tiểu dự án Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp Sơn La giải quyết những khó khăn trong công tác đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống với quy mô dân số trên 1,3 triệu người. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,51%, bằng 7,33% dân tộc thiểu số của cả nước. Gồm: dân tộc Thái chiếm 53,5%, dân tộc Kinh 16,56%, dân tộc Mông 15,92%, dân tộc Mường 6,96%, dân tộc Xinh Mun 1,97%, dân tộc Dao 1,67%, dân tộc Khơ Mú 1,37%, dân tộc Kháng 0,79%, dân tộc La Ha 0,78%, dân tộc Lào 0,33%, dân tộc Tày 0,05%, dân tộc Hoa 0,004% và dân tộc khác 0,09%.
Ông Phạm Quang Phương, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Sơn La cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I từ năm 2021 – 2025, tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, nghị quyết để triển khai thực hiện. Trong đó, Tiểu dự án Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi (thuộc Dự án Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực) đã góp phần giúp Sơn La giải quyết những khó khăn trong công tác đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đến nay, tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 4.866 lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Về nguồn lực thực hiện Tiểu dự án này, đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2024, số kinh phí đã giải ngân là hơn 57,3 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 42,72%. Cụ thể gồm: cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số với kinh phí phân bổ hơn 4 tỷ đồng, tổng số tiền đã giải ngân trên 1,6 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 43,85%. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động được phân bổ gần 76 tỷ đồng, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 4.866 lao động với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 13,3 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân 18,45%.
Trong đó, đối với kinh phí hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học, tỉnh đã phân bổ cho Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ 8,2 tỷ đồng, Trường Cao đẳng Sơn La trên 36,7 tỷ đồng và Trường Cao đẳng Y tế Sơn La hơn 9,3 tỷ đồng.
Từ nguồn kinh phí được phân bổ, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ đã thực hiện các nội dung: ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo; hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt học tập với số tiền giải ngân tính đến ngày 31/12/2023 là gần 7 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 84,03%.
Trường Cao đẳng Sơn La thực hiện các nội dung: đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề; phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học; hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt học tập với tổng kinh phí giải ngân tính đến ngày 31/12/2023 hơn 26,527 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 72,2%.
Trường Cao đẳng Y tế Sơn La thực hiện các nội dung: phát triển, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề; phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo; hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt học tập với tổng kinh phí giải ngân tính đến ngày 31/12/2023 là 8,967 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 95,7%.
Để thực hiện hiệu quả Tiểu dự án Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian tới, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ lao động là người dân tộc thiểu số tiếp cận với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng.
Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ người lao động thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài…

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Sinh viên Việt có thêm một lựa chọn học chuyển tiếp tới nhóm đại học của Stephen Hawking, Malala Yousafzai
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long: Khai giảng năm học mới 2024-2025
Quảng Ninh gắn kết doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp
VRG vinh danh nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc tại Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ
240 thí sinh tham dự Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Yên Bái vượt kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề năm 2024
Yên Bái đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Hơn 59% lao động tại tỉnh Sóc Trăng đã qua đào tạo nghề