Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Sơn La: Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
06:08 PM 22/09/2020
(LĐXH)-Thời gian qua, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Sơn La đạt một số kết quả khả quan, công tác chăm lo quyền và lợi ích hợp phát, chính đáng của phụ nữ về học tập, việc làm, chăm sóc sức khỏe, nuôi con của phụ nữ được cải thiện, vị thế vai trò của phụ nữ được khẳng định. Đặc biệt, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt những kết quả đáng ghi nhận.
Hiện nay, toàn tỉnh Sơn La có 597 cơ sở giáo dục, trong đó (229 trường mầm non; 97 trường tiểu học, 146 trường Tiểu học - THCS, 81 trường THCS, 13 trường THCS-THPT, 30 trường THPT) và 01 Trung tâm GDTX tỉnh.
Ngành Giáo dục và Đào tạo hiện có 22.983 cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong đó nữ 15.771 (chiếm tỷ lệ 68,62%). Trong đó, có cán bộ quản lý 1.733, trong đó nữ cán bộ quản lý là 1.016 (chiếm 58,63%); Giáo viên có 18.883, trong đó nữ giáo viên là 13.477 (chiếm 71,38%); nhân viên có 2.367, trong đó nữ nhân viên là 1.278 (chiếm 53,99%); cụ thể cấp học Mầm non có 6.313 cán bộ, giáo viên, nhân viên, có nữ là 6.018; tiểu học có 8.432 cán bộ, giáo viên, nhân viên, có nữ là 5.040; THCS có 6.148 cán bộ, giáo viên, nhân viên, có nữ là 3.488; THPT có 2.094 cán bộ, giáo viên, nhân viên, có nữ là 1.225 người.
Để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên kiến thức về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới, lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
Các cấp quản lý đã quan tâm đến việc bổ nhiệm nữ cán bộ vào các chức danh lãnh đạo trong các nhà trường và các tổ chức đảng, đoàn thể. Tăng cường bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng về quản lý nhà nước nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Tích cực cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, các hội nghị, hội thảo về bình đẳng giới do Trung ương và tỉnh tổ chức.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới được chú trọng. Các hình thức tuyên truyền được tổ chức lồng ghép trong các chương trình, hoạt động và kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của ngành như các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11…Ban VSTBCPN ngành đã hỗ trợ, chỉ đạo điểm tại một số đơn vị trực thuộc và phòng giáo dục và đào tạo huyện, thành phố. 
Tỉnh và ngành Giáo dục và Đào tạo còn chỉ đạo các đơn vị giáo dục trong tỉnh thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước cho các giáo viên nữ tại vùng sâu, vùng xa; thực hiện quyền bình đẳng đối với chị em phụ nữ trong phân công bố trí công tác, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, thực hiện các chế độ chính sách chung.  Ban hành quy chế luân chuyển, tuyển dụng để thu hút sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vào giảng dạy tại các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng nhà giáo và chất lượng giáo dục toàn diện.
Lực lượng nữ cán bộ, giáo viên ở tỉnh Sơn La ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình

 trong việc xây dựng sự nghiệp và chăm lo gia đình hạnh phúc.

Đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ trẻ em gái được tới trường; hiện nay đã huy động 20,7% số trẻ trong độ tuổi ra nhà trẻ; trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 99,9%; 99,9% học sinh 6 tuổi vào lớp 1; 98,5% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 THCS; 74,5% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT và bổ túc THPT. Hàng năm, các đơn vị giáo dục trong tỉnh tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn". Tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 tại các huyện, thành phố. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia. Các chế độ, chính sách về miễn giảm học phí, hỗ trợ học sinh dân tộc, học sinh nội trú, bán trú được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định.
Có thể thấy, với sự quan tâm và thực hiện đồng bộ các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới của tỉnh, số lượng đông đảo nữ cán bộ, giáo viên trong ngành luôn phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt để triển khai và thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của ngành. Hàng năm, nữ cán bộ, nhà giáo trong ngành tiếp tục phát huy truyền thống "Giỏi việc trường - Đảm việc nhà", có tinh thần tận tụy, khắc phục khó khăn, có lòng yêu nghề và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đã đóng góp nhiều công sức và giữ vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển giáo dục và  trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình nhà giáo văn hóa.
Theo thống kê, tại Sơn La, tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 giai đoạn 2011-2015 ở vùng sâu, vùng xã, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn của nam đạt 92%; nữ đạt 91%; Tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 năm 2019 ở vùng sâu, vùng xã, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn của nam đạt 97,78%; nữ đạt 96,83%.  Tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 (ước vào năm 2020) ở vùng sâu, vùng xã, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn của nam đạt 98%; nữ đạt 97%.
Tỷ lệ nữ cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ đạt 52,46%/tổng số người có trình độ thạc sĩ trong ngành đạt vào năm 2020; tỷ lệ nữ tiến sĩ đạt 33,3%/tổng số người có trình độ tiến sĩ trong ngành vào năm 2020. Vượt chỉ tiêu đề ra.
Trong thời gian tới, Sơn La sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù về bình đẳng giới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Rà soát các văn bản để đảm bảo phù hợp, thống nhất với luật bình đẳng giới. Tập huấn đào tạo về kiến thức giới, kỹ năng lồng ghép giới cho cán bộ làm công tác tham mưu, xây dựng văn bản về bình đẳng giới. Cùng với đó, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp học cho các nhà trường để  đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh hiện nay. Phân bổ đủ biên chế giáo viên, nhất là giáo viên bộ môn cho các đơn vị trường học, nỗ lực đưa các nội dung về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính, sức khỏe vị thành niên, tảo hôn vào trong chương trình chính khóa của nhà trường./.
Mỹ Hạnh
TAG:
Tin khác
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
Quyết liệt trong phòng chống mua bán người và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ cho nạn nhân
Nam Định: Quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi
Phát huy sức mạnh liên ngành trong công tác trẻ em
Hải Hậu triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Nam Định nỗ lực giảm nghèo bền vững
Ninh Bình: Nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng, chống mua bán người
Quảng Ninh tích cực vận động nguồn lực xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
Bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12