Tài chính - Bất động sản
Trang chủ / Kinh tế / Tài chính - Bất động sản
“Siêu” lãi suất 9% có thực sự hấp dẫn?
05:58 PM 20/03/2017
Việc phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn dài từ 5 – 7 năm đi kèm mức lãi suất khủng lên tới gần 9% của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang khiến giới ngân hàng xôn xao.
Việc phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn dài từ 5 – 7 năm đi kèm mức lãi suất khủng lên tới gần 9% của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang khiến giới ngân hàng xôn xao. Nhiều chuyên gia cho rằng tuy đây không phải là mức “siêu” lãi suất nhưng cũng sẽ “gián tiếp” góp sức cho cuộc chạy đua huy động vốn.

Ảnh minh họa

Gây xôn xao nhất tuần qua chính là sự xuất hiện của chứng chỉ chỉ tiền gửi dài hạn “siêu” lãi suất của Sacombank. Cụ thể với kỳ hạn 7 năm, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng này có mức lãi suất lên tới 8,88% năm; còn kỳ hạn 5 năm lên tới 8,48%/năm.

Theo đó, khách hàng tham gia chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá tối thiểu là 10 triệu đồng kỳ hạn 5 năm + 1 ngày hoặc 7 năm sẽ nhận được những ưu đãi như: lãi suất hấp dẫn 8.48%/năm cho kỳ hạn 5 năm + 1 ngày và 8.88%/năm cho kỳ hạn 7 năm trong năm đầu tiên; được hưởng lãi suất ưu đãi khi vay cầm cố Chứng chỉ tiền gửi; được chiết khấu và tự do chuyển nhượng Chứng chỉ tiền gửi với Ngân hàng bất cứ lúc nào.

Từ đầu năm tới nay, các ngân hàng nhóm cổ phần Nhà nước huy động vốn với lãi suất cao nhất là 6,5 – 6,8%/năm với các kỳ hạn dài, còn nhóm cổ phần lớn, có thanh khoản tốt cũng chỉ huy động ở quanh vùng 7 – 7,5%/năm, nhiều ngân hàng nhỏ huy động vốn cao nhất quanh 8%/năm.

Hiện tại, Ngân hàng Đông Á (EIB) và SCS đang là hai nhà băng áp dụng mức lãi suất cạnh tranh nhất đối với huy động ngắn hạn (từ 1-4 tháng), là 5,4%- 5,5%/năm. Mức lãi suất cao nhất cho huy động kỳ hạn 6-9 tháng là 6,9%/ năm tại SCB. Trong khi đó, đối với các kỳ hạn dài hơn lãi suất huy động cạnh tranh nhất hiện tại là 7,5% cho kỳ hạn 12 tháng tại PVCombank; 7,6% cho kỳ hạn 18 tháng tại HDBank, 8% cho kỳ hạn 24-36 tháng tại EIB.

Mặt khác, các ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank) hiện áp dụng lãi suất huy động ngắn hạn thấp nhất, cụ thể là 4,3%- 4,8%/năm (kỳ hạn 1-4 tháng) và 5,3%-5,5%/năm (kỳ hạn 6-9 tháng). Trong khi đó đối với huy động dài hạn, mức lãi suất thấp nhất là 6,2%/ năm cho kỳ hạn 12 tháng tại EIB và ACB; 6,5% cho kỳ hạn dài hơn, là 24-60 tháng tại VCB. Lãi suất huy động bình quân đã chạm đáy 5,69% vào tháng 5/2015 và kể từ đó tăng 0,44%. Chênh lệch lãi suất huy động bình quân giữa các ngân hàng quốc doanh và các NHTMCP hiện là 0,52%; tăng 0,4% từ mức thấp vào tháng 4/2016 và cũng tăng 0,23% kể từ tháng 5/2015.

Trao đổi với Tiền Phong, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho hay: Theo quy định thì ngân hàng chỉ được đưa ra lãi suất tối đa 5,5% cho kỳ hạn dưới 6 tháng; còn từ 6 tháng trở đi là lãi suất thoả thuận. Cho nên việc làm này của Sacombank cũng là bình thường không có gì vi phạm.

Theo ông kỳ hạn 7 năm với lãi suất 8,8%/năm có thực là hấp dẫn không?

Về mức lãi suất 8,8%/năm là cao rồi nhưng với thời hạn 7 năm thì cần phải xem xét. Và nếu tính kỹ, thì không có gì là hấp dẫn. Bởi vì 7 năm là thời gian rất dài, nếu tính mốc 2017 thì tức là đến năm 2024 mới đến hạn. Khi đó lãi suất đã rất thay đổi trong khi của họ vẫn chỉ hơn 8% thôi. Mặt khác, số tiền 100 triệu ngoài lĩnh lãi ra thì vẫn là số tiền 100 triệu giữ nguyên.

7 năm là thời gian dài như ông nói, đó là còn chưa kể tính lạm phát?

Đúng rồi, trong 7 năm nữa, với một nền kinh tế như Việt Nam thì lạm phát luôn đáng ngại. Nếu tính lạm phát ở mức 4-5%/năm thì 7 năm cũng đã mất tới 30-35% trong đó là tính cho lạm phát và thực sự nó đã “ngốn” hết hơn 1 nửa tổng số lãi hơn 56% của 7 năm- tức là chỉ còn lại thực lãi khoảng 4%/năm.

Vậy thì có nên quan tâm và mua không, theo ông?

Chứng chỉ tiền gửi tính thanh khoản cao hơn trái phiếu; có thể chuyển nhượng hoặc bán trên thị trường bất cứ lúc nào. Nói chung mức lãi suất gần 9% so với kỳ hạn tiết kiệm là cao rồi; nhưng nếu so với thời hạn 7 năm thì không thể nói là hấp dẫn vì cứ nghĩ đến 7 năm nữa, giả sử với việc mua 1 chứng chỉ 100 triệu đồng thì cuối cùng bạn vẫn có 100 triệu cộng thêm phần từ lãi suất.

Mức lãi suất được xem là cao nhất thị trường này liệu có làm tác động “châm ngòi” cho cuộc đua lãi suất?

Những lãi suất cao như thế không phải là hấp dẫn nhất nhưng là lãi suất cao. Cho nên sẽ ảnh hưởng đến thị trường. Nó không châm ngòi cho cuộc đua nhưng sẽ hỗ trợ duy trì lãi suất cao.

Cảm ơn ông!

Việc các ngân hàng đua nhau phát hành chứng chỉ tiền gửi là nhằm mục đích hút nguồn vốn dài hạn để vừa đảm bảo thanh khoản vừa cơ cấu lại dòng vốn của mình.  “Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, mà doanh nghiệp thì phải làm ăn có lãi. Họ đã tính toán rất kỹ khi đưa ra bất kỳ sản phẩm dịch vụ nên dù lãi suất mời chào có cao đến đâu thì họ cũng phải nắm chắc được phần lãi thì mới làm”, một chuyên gia nhận định.

Theo tienphong.vn

TAG:
Tin khác
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược Phát triển bền vững ESG
Grab triển khai loạt chương trình tri ân đối tác dịp Tết Nguyên đán 2025
Hé lộ doanh nghiệp xây dựng mạng Blockchain Layer 1 'Make in Vietnam'
Thêm 8 dự án nhà ở xã hội hàng nghìn căn hộ ở quận nào Hà Nội?
Giá xăng dầu tiếp tục tăng, RON95-III lên 21.220 đồng/lít
Nhiều thực phẩm tăng giá kỷ lục cận Tết
Thuduc House “làm mới” toàn bộ HĐQT
Nhiều siêu thị mở cửa xuyên Tết phục vụ người dân
Ngân hàng đua tăng lãi suất tiết kiệm: Gửi nhà băng nào lợi nhất?