Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Quảng Trị: Nỗ lực giúp học viên cai nghiện thành công
04:01 PM 09/10/2019
(LĐXH) -Trung tâm Bảo trợ xã hội Tổng hợp 1 tỉnh Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 1174/QĐ- UBND của UBND tỉnh. Trung tâm có chức năng: tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, dạy nghề, lao động sản xuất, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy; nuôi dưỡng, chăm sóc người bị bệnh tâm thần kinh theo quy định của pháp luật.
Đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận 23 học viên đưa vào cai nghiện tập trung, trong đó, có 9 học viên cai nghiện tự nguyện, 14 học viên cai nghiện bắt buộc. Trung tâm cũng đã quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho 58 bệnh nhân tâm thần hiệu quả; nâng cao sức khỏe thể chất cũng như tinh thần cho người bệnh, phục hồi chức năng, lao động trị liệu, tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ cho bệnh nhân.Theo dự kiến từ nay đến cuối năm 2019, Trung tâm sẽ tiếp nhận thêm từ 15- 20 bệnh nhân.
Với quan điểm “người nghiện ma túy là người bệnh" và "cơ sở cai nghiện ma túy là nơi chữa bệnh”, Trung tâm luôn nỗ lực để mong muốn học viên sau cai nghiện trở về địa phương hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Học viên cai nghiện tai Trung tâm Bảo trợ xã hội Tổng hợp 1 tỉnh Quảng Trị
Do đặc điểm người vào cai nghiện ma túy hiện nay phần lớn là sử dụng ma túy tổng hợp đã ảnh hưởng tới não bộ nên khi mới tiếp nhận và trung tâm, việc cắt cơn, chăm sóc gặp nhiều khó khăn. Để nâng cao chất lượng điều trị, cơ sở cũng luôn lấy người cai nghiện làm trung tâm, phác đồ điều trị, cơ sở vật chất chữa bệnh đều được trang bị đầy đủ để phục vụ cho quá trình cai nghiện của bệnh nhân. Sau khi tiếp nhận, học viên sẽ được cán bộ y tế của đơn vị tiến hành kiểm tra sức khỏe, lập hồ sơ bệnh án để lập kế hoạch điều trị phù hợp. 
Với quan điểm “Người nghiện ma túy là người bệnh” và “Cơ sở cai nghiện ma túy là nơi chữa bệnh”, Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp 1 luôn nỗ lực để giúp học viên cai nghiện thành công, trở về địa phương hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội. Đến thời điểm này việc giải độc, cắt cơn cho các học viên tiến triển tốt, tình trạng sức khỏe khá ổn định, nhiều học viên tự nguyện đã bước qua giai đoạn cai nghiện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6.
Đối với lĩnh vực quản lý cai nghiện, Trung tâm Bảo trợ xã hội Tổng hợp 1 tỉnh Quảng Trị thực hiện nhiệm vụ cắt cơn, giải độc, chăm sóc bệnh nhân nghiện và tái hòa nhập cộng đồng. Thực tế những năm gần đây số lượng người nghiện trên địa bàn tỉnh đã tăng nhanh mỗi năm từ 100- 200 người, tuy nhiên về nhận thức và tổ chức thực hiện thì chưa thành hệ thống.  Nói đến “cai nghiện tập trung” thì dễ nhưng tổ chức cai nghiện như thế nào thì còn gặp khá nhiều khó khăn, nhất là một số chính sách dành cho đối tượng cai nghiện tự nguyện; Chế độ trợ cấp chăm sóc, nuôi dưỡng đối với người khuyết tật tâm thần kinh; Chế độ trợ cấp đặc thù, trực đêm cho cán bộ viên chức người lao động làm việc tại Trung tâm.         
Hiện nay, đươn vị mới chỉ có 29 cán bộ, công nhân viên, trong khi phải thường xuyên đảm nhận, thực hiện một khối lượng công việc rất lớn và rất đặc thù. Cụ thể, cùng với việc điều trị cắt cơn, giải độc, trị liệu phục hồi chức năng, lao động cho các học viên, các cán bộ, công nhân viên của đơn vị còn phải chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng 58 người bị mắc các bệnh về tâm thần. Chia sẻ với phóng viên, Y sĩ Lê Thị Duyên cho biết: “Người bị bệnh tâm thần vào đây rất nhiều dạng và nhiều lứa tuổi khác nhau. Vì vậy, công việc chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng họ vất vả hơn gấp cả trăm lần so với nuôi con nhỏ, hay người già yếu bị bệnh không thể đi lại được. Nếu công tác ở đây mà không có sự chịu khó, kiên trì, không có cái tâm cảm thông, chia sẻ, thương yêu người bệnh, thì không ai có thể trụ lại quá một ngày...
Việc triển khai đưa đối tượng vào cai nghiện tại Trung tâm đang là vấn đề cần thiết và cấp bách đòi hỏi cần có sự phối hợp giữa gia đình với các cấp, các ngành từ xã, phường, thị trấn đến huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó cần ưu tiên nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện cơ sở, vật chất trang thiết bị hoạt động cũng như đội ngũ cán bộ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Tổng hợp 1  -  tỉnh Quảng Trị để có đủ khả năng tiếp nhận số lượng người nghiện trên địa bàn. Để giúp người nghiện từ bỏ được ma túy, bên cạnh việc  tuân thủ phác đồ điều trị và nỗ lực, quyết tâm của các học viên, thì rất cần sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể trong việc quản lý đối tượng sau cai. Ngoài ra, cần sự phối hợp, tạo điều kiện về việc làm để họ có thể ổn định cuộc sống, là đòn bẩy giúp họ đoạn tuyệt với ma túy và trở thành người có ích cho cộng đồng.
Khánh Nam
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
An Giang: Đa dạng các hoạt động truyền thông thúc đẩy công tác bình đẳng giới
An Giang: Tăng cường phối hợp thực hiện phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới
Phát huy bình đẳng giới trong một số cơ quan, đơn vị ở An Giang
Đẩy mạnh trợ giúp, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người khuyết tật
Thành phố Long Xuyên: Đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn
Lan tỏa những câu chuyện về hành trình vượt khó và mô hình sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về
Nhóm “Thiên Thanh” – Hành trình của 4 cô gái tài năng từ 4 miền quê Việt Nam
Huyện Phú Tân: Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng
An Giang: Tạo cơ hội cho mọi trẻ em đều được phát triển bình đẳng và toàn diện