Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Quảng Ninh không ngừng nâng cao chất lượng điều dưỡng cho người có công
02:14 PM 11/06/2024
(LĐXH)- Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, bệnh binh và người có công cả về thể chất lẫn tinh thần.
rung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Quảng Ninh được thành lập theo Quyết định số 2396/QĐ-UB ngày 23/7/1997 của UBND tỉnh; Quyết định số 1709/QĐ-UB ngày 08/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc đổi tên Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và người có công Quảng Ninh thành Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Ninh.
Trung tâm có nhiệm vụ tổ chức thực hiện điều dưỡng tập trung cho người có công với cách mạng của tỉnh Quảng Ninh theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, đảm bảo an toàn, đúng chế độ chính sách, quy định của Nhà nước và của tỉnh; hỗ trợ thực hiện điều dưỡng tập trung cho người có công tỉnh ngoài trong điều kiện cho phép.
Người có công được chăm sóc khi tới Trung tâm điều dưỡng
Được sự quan tâm của Bộ LĐTBXH, UBND tỉnh, năm 2016, Trung tâm tiếp nhận cơ sở vật chất mới với 62 phòng nghỉ, công suất điều dưỡng của Trung tâm đạt 180 giường/đợt. Các trang thiết bị tại đơn vị tương đối đầy đủ, khá đồng bộ, tiện nghi hiện đại, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho người có công đến điều dưỡng tại Trung tâm.
Hằng năm Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Ninh đón từ 2.500 đến 3.000 lượt đối tượng trong và ngoài tỉnh đến điều dưỡng.
Trong hoạt động điều dưỡng, Trung tâm thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình của từng đợt điều dưỡng; xây dựng quy trình điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ phù hợp với thực tế và từng diện đối tượng.
Chế  độ dinh dưỡng dưỡng xây dựng hợp lý, phù hợp với tuổi tác và sức khỏe cùng với giờ giấc ăn nghỉ khoa học và trang thiết bị sinh hoạt đầy đủ, tiện nghi tại Trung tâm là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều dưỡng. Thực đơn được xây dựng đa dạng, phù hợp khẩu vị, thói quen vùng miền và được thay đổi theo từng bữa, hợp khẩu vị với đối tượng, ngon miệng và đủ dinh dưỡng.
Công tác đón tiếp, quản lý đối tượng được đơn vị triển khai nghiêm túc. Hệ thống camera quan sát từng tầng và hệ thống loa thông báo đến từng phòng nghỉ điều dưỡng giúp đơn vị triển khai công tác quản lý đối tượng điều dưỡng đạt hiệu quả cao.  
Hệ thống phòng nghỉ được trang bị đồng bộ, đầy đủ tiện nghi và được bố trí hợp lý, gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ; tinh thần thái độ phục vụ chu đáo, tận tình đã mang lại không gian sống thoải mái, dễ chịu cho người có công khi đến điều dưỡng tại Trung tâm.
Có thể thấy, sau mỗi đợt điều dưỡng tại Trung tâm, sức khỏe, thể trạng, tinh thần của các đối tượng người có công được nâng lên rõ rệt, từ đó giúp họ tiếp tục sống vui, sống khỏe, sống có ích trong quãng đời còn lại.
Bà Phan Thị Trang - Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian tới, đơn vị tiếp tục tập trung thực hiện tốt công tác tiếp đón, điều dưỡng luân phiên các đoàn người có công trong tỉnh; tăng cường những hoạt động thiết thực như: Tư vấn sức khỏe, tham quan, giao lưu văn nghệ... nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần cho thương binh, bệnh binh.
Được biết, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có khoảng 12.000 người có công với cách mạng và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Bên cạnh việc thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách, chế độ theo quy định chung, tỉnh còn ban hành các nghị quyết riêng với nhiều chính sách đặc thù, hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ, chăm lo cho người có công với cách mạng, trong đó có công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ.
Theo đó, ngoài mức hỗ trợ do ngân sách Trung ương đảm bảo, tỉnh hỗ trợ thêm tiền điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ theo niên hạn điều dưỡng hằng năm và 2 năm một lần.
Nếu điều dưỡng tập trung tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh được nâng mức hỗ trợ tiền ăn từ 1,4 triệu đồng/người/lần lên 1,8 triệu đồng/người/lần. Hỗ trợ tổ chức thăm quan các di tích lịch sử, văn hóa ở các địa phương trong nước theo chi phí thực tế, nhưng tối đa không quá 1,35 triệu đồng/người/lần (trước đây là 900.000 đồng/người/lần). Người có công điều dưỡng tại nhà được hỗ trợ tiền ăn 900.000 đồng/người/lần (trước đây là 700.000 đồng/người/lần).
Đối với các đối tượng thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80%; bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80%; người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày còn được tỉnh hỗ trợ điều dưỡng trong năm mà đối tượng không thực hiện điều dưỡng theo chính sách của Trung ương (theo quy định của Trung ương đối tượng này được điều dưỡng 2 năm/lần).../.
Minh Hồng
TAG:
Tin khác
Vũng Liêm tích cực giải bài toán giảm nghèo bền vững
Triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ người dân Mỏ Cày Bắc giảm nghèo bền vững
Chương trình của Vinamilk hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên vùng bão lũ qua Trung ương đoàn
Đề nghị trẻ em không có giấy tờ tùy thân cũng được cấp thẻ BHYT
TPHCM: Long trọng tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2024”
BHXH TPHCM chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 10, qua tài khoản từ ngày 1/10
Ủy ban quốc gia về trẻ em làm việc với tỉnh Sơn La về thực hiện công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em
Huyện Can Lộc huy động hệ thống chính trị thực hiện công tác giảm nghèo bền vững
Chăm lo chu đáo cho người có công trên mảnh đất Hà Tĩnh