An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Quảng Ninh: Còn nhiều tồn tại trong công tác ATVSLĐ tại các công trình xây dựng
10:00 AM 26/04/2016
(LĐXH) – Trong năm 2015, Sở Lao động – TB&XH Quảng Ninh đã chủ trì cùng với Sở Xây dựng tiến hành 03 đợt thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại 15 hạng mục công trình do 22 nhà thầu thi công xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, các đơn vị, nhà thầu xây dựng đã nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Các nhà thầu thi công có Hợp đồng thi công xây dựng với chủ đầu tư, với tư vấn giám sát; có Quyết định thành lập Ban chỉ huy công trình, Quyết định thành lập bộ máy quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công trình, có phân định trách nhiệm về công tác An toàn - vệ sinh lao động; người lao động làm việc tại công trình được ký hợp đồng lao động; một số nhà thầu đã tổ chức huấn luyện An toàn - vệ sinh lao động cho cán bộ quản lý và người lao động làm việc tại công trình theo quy định tại Thông tư số 27/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - TB&XH; một số đơn vị đã khám sức khỏe cho người lao động; có trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục nghề; có xây dựng ban hành một số nội quy, quy trình cho các máy thiết bị, công việc tại công trình; các máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động làm việc tại công trình có hồ sơ thiết kế, được kiểm định đầy đủ, công nhân vận hành có chứng chỉ nghề, chứng chỉ huấn luyện An toàn - vệ sinh lao động; có hồ sơ thiết kế kỹ thuật, biện pháp thi công, biện pháp an toàn thi công các hạng mục công trình, sổ nhật ký thi công công trình.

Tại hiện trường thi công các công trình: Các đơn vị thi công đều có văn phòng điều hành, có xây dựng nhà ở cho người lao động; người lao động sử dụng đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát; mặt bằng thi công vật tư, vật liệu được sắp xếp gọn gàng; khu vực, vị trí làm việc trên cao có sàn thao tác, lan can an toàn, lưới chống vật rơi, che đậy kín lỗ trống trên các sàn tầng...; một số vị trí người lao động làm việc có biển cảnh báo, rào chắn những nơi nguy hiểm.

Lãnh đạo tỉnh thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở nhà thầu và các đơn vị thi công đảm bảo ATLĐ.

Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động chưa được các đơn vị thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Cụ thể như: Một số đơn vị thi công chưa phân định trách nhiệm về công tác An toàn - vệ sinh lao động tại công trình; chưa có cán bộ y tế hoặc ký hợp đồng với cơ sở y tế địa phương để quản lý chăm sóc sức khỏe, thường trực cấp cứu cho người lao động tại công trình; chưa thành lập mạng lưới an toàn - vệ sinh viên; chưa tổ chức huấn luyện an toàn lao động đầy đủ cho người lao động và cán bộ quản lý theo quy định tại Thông tư 27/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - TB&XH; chưa khám sức khỏe đầy đủ cho người lao động làm việc tại công trình; các nhà thầu thi công chưa xây dựng đầy đủ các nội quy, quy trình vận hành cho các máy thiết bị làm việc, công việc hiện có trên công trình theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành; chưa lập sổ phân công, giao việc cho người lao động; chưa thực hiện việc khai báo sử dụng các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định.

Tại hiện trường thi công: Một số vị trí thi công không có hoặc không đầy đủ các biển báo, biển chỉ dẫn về an toàn lao động đặt ở những vị trí có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động (các mép sàn tầng trên cao, hố cầu thang máy, các ô trống...), một số vị trí thi công trên cao không có lưới chống vật rơi, lan can an toàn; một số vị trí đặt máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không có nội quy an toàn; một số công nhân trong quá trình làm việc trên cao không đeo dây an toàn; việc sử dụng điện chưa đảm bảo; vỏ máy hàn điện chưa nối đất, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân hàn điện chưa đầy đủ (thiếu găng tay cách điện, ủng cách điện....); một số công nhân vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động song chưa được đào tạo, huấn luyện cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Qua các đợt thanh, kiểm tra Sở Lao động – TB&XH đã yêu cầu các Chủ đầu tư, tư vấn giám sát, các nhà thầu thi công thực hiện 211 kiến nghị; tạm dừng 07 vị trí thi công do không đảm bảo điều kiện an toàn (không có lưới chống vật rơi, sàn thao tác, lan can an toàn, hệ thống cung cấp điện không đảm bảo an toàn); tạm dừng hoạt động của 09 máy, thiết bị do không đảm điều kiện kỹ thuật an toàn theo quy định (tời điện dùng để kéo tải, cần trục bánh xích, lồng thép nâng người làm việc trên cao). Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã lập Biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động đối với 04 Ban chỉ huy công trình thi công và xử phạt bằng tiền 02 đơn vị: Ban chỉ huy Công trình thi công phần thô và trát kết cấu nhà West lagood cafe/snack shop E214 - Dự án Công viên Đại dương Hạ Long thuộc Công ty Cp Tư vấn và đầu tư xây dựng Hưng Thịnh và Ban chỉ huy công trình thi công xây dựng phần thân nhà Dragon Wheel - Dự án Công viên Đại Dương Hạ Long thuộc Công ty Cp xây dựng thương mại Long Bình; tổng số tiền phạt là 25.000.000 đồng với các lỗi: không tổ chức huấn luyện An toàn - vệ sinh lao động, không khám sức khoẻ cho người lao động, không khai báo sử dụng các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động./.

PV

TAG:
Tin khác
Phân tích các biến số vĩ mô và vi mô, chỉ ra cơ hội đầu tư tiềm năng trong thời gian tới
TP.HCM tăng cường kết nối cung – cầu giải quyết việc làm cho người lao động
Đảm bảo tiến độ thi công nhưng an toàn lao động vẫn phải là trên hết
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững