An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Quảng Ninh: Còn nhiều khó khăn trong dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật
02:20 PM 28/04/2020
(LĐXH) - Để giúp người khuyết tật (NKT) vượt qua khó khăn, vươn lên hòa nhập cộng đồng, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó các cấp, ngành cũng tích cực hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NKT.
Tính đến tháng 7/2019, toàn tỉnh có 20.851 người khuyết tật (NKT), trong đó: 4.010 NKT đặc biệt nặng và 11.633 NKT nặng đang được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định. Đa số NKT đều có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu sống dựa vào người thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
Để giúp NKT vượt qua khó khăn, vươn lên hòa nhập cộng đồng, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó các cấp, ngành cũng tích cực hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NKT. Công tác đào tạo nghề cho NKT được tỉnh triển khai lồng ghép trong Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2239/QĐ-UBND ngày 04/9/2015 về việc phê duyệt danh mục 44 nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề và mức chi phí, mức hỗ trợ cho từng nghề hỗ trợ đào tạo cho NKT. Thực hiện Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng, ngày 17/4/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1139/2017/QĐ-UBND phê duyệt danh mục 45 nghề, nhóm nghề đào tạo trình độ sơ cấp và mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ cho từng nghề, trong đó có quy định riêng mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ đào tạo nghề cho NKT. Từ năm 2010 – 2019, tổng số NKT được đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh là 841/8.630 người, chiếm 9,75% tổng số NKT có khả năng lao động, trong đó, có 427 người được đào tạo nghề từ chương trình dành cho NKT và 386 lao động là NKTđược hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp nghề.

Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm, tạo việc làm cho người khuyết tật
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho NKT được tỉnh Quảng Ninh triển khai lồng ghép trong Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2239/QĐ-UBND ngày 04/8/2015 về việc phê duyệt danh mục 44 nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề và mức chi phí, mức hỗ trợ cho từng nghề hỗ trợ đào tạo cho NKT.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng vận động thành lập và ban hành quyết định công nhận 14 cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đã tạo việc làm cho 201 lao động là NKT với các ngành nghề như tẩm quất mát xa, may mặc, sản xuất nước lọc tinh khiết, sản xuất hương… mức thu nhập hằng tháng từ 2,5 triệu đến 3,5 triệu đồng/người.
Ngoài ra, công tác dạy nghề, truyền nghề đối với các hội viên thuộc hội người mù Quảng Ninh đạt kết quả cao. Các cấp hội tạo điều kiện cho hội viên vay vốn, quản lý tốt 1,085 tỷ đồng từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, phối hợp với các trung tâm khuyến nông, hàng năm tổ chức các lớp dạy nghề, khuyến nông, khuyến ngư, cung cấp nhiều tài liệu cho hàng trăm lượt hội viên và thân nhân. Hội đã tổ chức các lớp đào tạo nhân viên xoa bóp cho hơn 100 người, cử hội viên trẻ học các lớp do trung ương Hội tổ chức. Đến nay, hơn 90% hội viên đã đào tạo được bố trí việc làm. Đã có 26 cơ sở tổ chức nhóm sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho 116 lao động với thu nhập bình quân sấp sỉ 3,5 triệu đồng/người/tháng và quản lý 02 tổ nhóm sản xuất tiêu thụ tăm tre, đóng than tổ ong và các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ tại gia đình.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dạy nghề cho NKT trên địa bàn tỉnh cũng chưa hiệu quả vì số NKT được đào tạo nghề chưa cao, ngành nghề đào tạo còn ít, chưa phù hợp với nhu cầu, đặc điểm khuyết tật và người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sau học nghề còn hạn chế. Mặt khác, bản thân NKT chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, đồng thời do tính chất sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc bố trí việc làm phù hợp với sức khỏe, đặc điểm của NKT, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề đặc thù như khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải…
Để triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NKTtrong thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là đối với đối tượng là các doanh nghiệp về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc đào tạo và tuyển dụng lao động là NKT vào làm việc. Cũng như các quyền lợi của doanh nghiệp khi có lao động là đối tượng này; Làm tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho NKT; Nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho NKT nói riêng; Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp cho NKT…
Tỉnh Quảng Ninh cũng kiến nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần có cơ chế chính sách hỗ trợ đặc thù cho NKT trong việc học nghề, dạy nghề và truyền nghề (chi phí dạy nghề cho NKT ở vùng miền núi, hải đảo, xã đặc biệt khó khăn phải cao hơn vùng thành thị, nông thôn). Có cơ chế hỗ trợ về công cụ, phương tiện hành nghề để tạo sinh kế cho NKT sau học nghề; Đề nghị các Bộ, ngành chức năng cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề tạo điều kiện, cơ hội để NKT được học nghề hòa nhập, phát huy tiềm năng của các cơ sở dạy nghề, đa dạng hóa ngành nghề và cách thực thực hiện, phải có cơ chế đặt hàng đối với các tổ chức, cá nhân, hội của NKT và hình thành một mạng lưới có sự tham gia của các tổ chức hội; Có văn bản hướng dẫn về thành lập Quỹ trợ giúp NKT (theo Điều 10 của Luật NKT) và hướng dẫn thực hiện hỗ trợ kinh phí cho cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT (theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 và tại Khoản 2, Điều 9 của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ); Có chính sách quy định cụ thể để tạo điều kiện cho NKT học nghề (đây là đối tượng đặc thù), tách khỏ chương trình Quốc gia về đạo tao nghề cho lao động nông thôn. Và có cơ chế quy định hỗ trợ sinh kế trong đó có quy định việc hỗ trợ phương tiện, công cụ, tư liệu sản xuất cho NKT tự tạo việc làm, tạo điều kiện cho NKT phương tiện sản xuất, lao động để tự lo cho bản thân và gia đình./.
Nguyễn Hiền
 
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24