An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Quảng Ninh: Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo
11:19 AM 29/08/2024
(LĐXH)- Trong công tác giảm nghèo bền vững không thể thiếu vai trò của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở, họ chính là cầu nối giữa người nghèo với các cơ quan chức năng. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo thời gian qua được tỉnh Quảng Ninh rất chú trọng.

Với phương châm mọi người dân Quảng Ninh đều được hưởng thành quả phát triển, tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau, với việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Tỉnh ủy, các Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định, chương trình của UBND tỉnh, Quảng Ninh đã hoàn thành trước 03 năm Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, chuyển sang giai đoạn xây dựng và triển khai theo chuẩn nghèo đa chiều mới của tỉnh cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đầu giai đoạn (năm 2021) là 0,41%, tương đương 1.526 hộ nghèo; năm 2022 giảm còn 0,067%, tương đương 258 hộ nghèo. Đến cuối năm 2023 toàn tỉnh không còn hộ nghèo (giảm 258/258 hộ nghèo so với kết quả cuối năm 2022), hoàn thành Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 do Chính phủ quy định, giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, không để tái nghèo, phát sinh hộ nghèo, chuyển sang thực hiện chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 30/3/2023.

Một lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên nông dân làm công tác giảm nghèo ở Quảng Ninh

Theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 30/3/2023 của HĐND tỉnh Quảng Ninh, năm 2023, toàn tỉnh còn 246 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,064%; 3.063 hộ cận nghèo, chiếm 0,797% tổng số hộ dân toàn tỉnh. Năm 2024, tỉnh phấn đấu duy trì kết quả không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều Chính phủ quy định; toàn tỉnh không còn hộ nghèo và giảm 50% hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều áp dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 tại Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

Theo bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, để đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo nêu trên, sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp, toàn diện về công tác giảm nghèo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền là yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả cao và vững chắc của Chương trình. Tỉnh đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền trong nhân dân, giáo dục ý thức tự mình vươn lên là chính, chống tư tưởng ỷ lại, nhất là đối với những hộ nghèo dân tộc thiểu số, đồng thời phải hướng dẫn cho người nghèo có nhận thức đúng, biết tận dụng các cơ hội thoát nghèo, sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội.  

Muốn làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tạo sự nhận thức đúng, đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của giảm nghèo bền vững trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương đến với người dân được tốt, bản thân người cán bộ phải hiểu và nắm vững những chủ trương, chính sách đó thì mới có thể giải thích rõ ràng và giúp người dân hiểu được vấn đề. Trong công tác giảm nghèo bền vững không thể thiếu vai trò của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở, họ chính là cầu nối giữa người nghèo với các cơ quan chức năng. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo thời gian qua được tỉnh Quảng Ninh rất chú trọng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, từ năm 2021-2024, toàn tỉnh đã tổ chức 48 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hàng nghìn cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp và cán bộ các hội, đoàn thể với kinh phí hơn 2,36 tỷ đồng. Đến nay, 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về công tác giảm nghèo.
Thông qua tập huấn, đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở được trang bị kiến thức, kỹ năng về quản lý, phương pháp xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các nội dung trong chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; phương pháp đánh giá chương trình, Dự án, Tiểu dự án, mô hình giảm nghèo, đối thoại chính sách giảm nghèo, kiểm tra giám sát, quy trình rà soát đánh giá biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo, chuẩn nghèo đa chiều; nâng cao kiến thức, phương pháp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững gắn với tình hình thực tiễn ở địa phương. Qua đó, góp phần đảm bảo thực hiện chương trình đúng mục tiêu, đối tượng và đạt hiệu quả, bền vững.

Những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo Quảng Ninh đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng.

Hải Uyên

 

TAG: nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo
Tin khác
Nam Định: Lan toả sâu rộng phong trào hỗ trợ nhà cho người nghèo
Chương trình “Kết nối những vòng tay” – Chủ đề Tết cho trẻ em nghèo năm 2024: Món quà yêu thương dành cho Trường Mầm non xã Diễn Yên
“Mùa xuân cho em” lần thứ 18 tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
Yên Bái cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
Phú Thọ đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Yên Bái đảm bảo cơ sở trợ giúp xã hội có cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nga: Từ tuổi thơ cơ cực đến doanh nhân thành đạt với tấm lòng nhân hậu
Ghi nhận trong công tác tìm kiếm, qui tập, xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin ở Quảng Trị
Nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” trên quê hương Giao Thủy