An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Quảng Nam: Tập trung thực hiện hiệu quả chính sách trợ giúp xã hội
03:23 PM 26/09/2022
(LĐXH) - Trong giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Quảng Nam sẽ tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn.

Trong đó, tỉnh ưu tiên nhiệm vụ củng cố hoàn thiện các cơ sở chăm sóc sức khoẻ lao động- xã hội, đảm bảo hài hoà với quy hoạch tổng thể của mạng lưới cơ sở y tế. Thực hiện phân loại các cơ sở chăm sóc sức khoẻ lao động - xã hội theo tiêu chí y tế tuyến xã để có cơ chế đầu tư hoạt động hiệu quả. Tổ chức thực hiện thống nhất mô hình y tế tại các cơ sở chăm sóc sức khoẻ lao động - xã hội nhằm phát hiện sớm bệnh tật, quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng cho đối tượng. Rà soát sắp xếp, bố trí đủ số lượng cán bộ, nhân viên y tế, bác sỹ, kỹ thuật viên chỉnh hình, phục hồi chức năng làm việc tại các cơ sở chăm sóc sức khoẻ lao động - xã hội theo vị trí việc làm, khối lượng công việc, phù hợp với nhu cầu của cơ sở và điều kiện thực tế của địa phương, cơ sở nhằm bảo đảm theo dõi, thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho đối tượng.

Tỉnh Quảng Nam sẽ ưu tiên tăng cường củng cố, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động-xã hội.

Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng và hỗ trợ cho người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội theo quy định, bảo đảm sự phối hợp và kết nối hiệu quả giữa ngành Lao động- Thương binh và Xã hội với ngành Y tế. Tổ chức các hoạt động phối hợp, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật y tế giữa các bệnh viên, cơ sở y tế đối với các cơ sở chăm sóc sức khoẻ lao động - xã hội trên địa bàn. 

Đổi mới, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của cơ sở chăm sóc sức khoẻ lao động - xã hội. Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các đối tượng do cơ sở quản lý và người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe, tập trung theo dõi, tư vấn về sức khỏe, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng, phòng, chống các bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, quản lý các bệnh mạn tính cho đối tượng do cơ sở quản lý và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh theo chức năng, nhiệm vụ và kết nối, chuyển người bệnh lên các cơ sở y tế tuyến trên khám, điều trị các trường hợp vượt khả năng của cơ sở. Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, người nghiện ma túy và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giữa các cơ sở chăm sóc sức khoẻ lao động - xã hội với các cơ sở y tế của ngành Y tế trên cùng địa bàn.

Thực hiện tin học hóa hoạt động của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội và quản lý hồ sơ theo dõi sức khỏe cho đối tượng; đồng bộ và kết nối thông tin giữa cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội với y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương của ngành Y tế để theo dõi, quản lý sức khỏe cho đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tập huấn và khám chữa bệnh từ xa; áp dụng triển khai thực hiện bệnh án điện tử theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; ứng dụng các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại để giao tiếp, kết nối đối tượng với các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội nhằm chia sẻ thông tin, cảnh báo sức khỏe, hỗ trợ thăm khám, kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần cho các đối tượng. Triển khai thực hiện tốt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 theo Kế hoạch số 890/KH-UBND ngày 22/02/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu thực hiện các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; chăm sóc, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, người tâm thần, người cai nghiện ma túy tự nguyện đáp ứng nhu cầu xã hội. Tham gia các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, vận động đối tượng chính sách xã hội thuộc quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia bảo hiểm y tế. 

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cơ sở chăm sóc sức khoẻ lao động - xã hội. Trong đó, cử cán bộ, điều dưỡng viên, nhân viên y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội đi tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, phương pháp, kỹ năng chuyên sâu về y tế, chăm sóc, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng; kỹ năng sàng lọc phát hiện sớm đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp; tham gia đào tạo, bồi dưỡng vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về y tế, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi 5 chức năng. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khác liên quan. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, khoá học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, chăm sóc, y tế, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho đối tượng giữa các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội trong và ngoài tỉnh. Nghiên cứu, đề xuất chính sách thu hút nguồn nhân lực viên chức, người lao động, y tế, y sĩ, nhất là bác sĩ có trình độ chuyên môn phù hợp về khám, điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng làm việc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội. Rà soát, đề xuất hoàn thiện chính sách đối với viên chức, người lao động làm việc trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ lao động - xã hội, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng và các nhiệm vụ liên quan khác. 

Đổi mới cơ chế cung cấp dịch vụ của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội. Có giải pháp, lộ trình nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các đối tượng phục vụ của cơ sở chăm sóc sức khoẻ lao động - xã hội; vận động nguồn lực hỗ trợ khám, chữa bệnh đối với người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em, người nghèo, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người có thu nhập thấp. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc, kỹ thuật vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tại cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho đối tượng. Nghiên cứu đề xuất thực hiện gói dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng cơ bản cho đối tượng có nhu cầu theo hợp đồng có thu phí theo quy định của pháp luật. 

Đổi mới cơ chế tài chính, nguồn lực hỗ trợ cho cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội. Rà soát, phân loại mức tự chủ tài chính của các cơ sở y tế lao động và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của các cơ sở y tế lao động sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.  Tăng cường vận động nguồn lực hỗ trợ các đối tượng, bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội. Nghiên cứu đề xuất, đề nghị ban hành các văn bản hợp tác công tư thực hiện việc khám, chữa bệnh, điều dưỡng, chỉnh hình và phục hồi chức năng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội. 

Hỗ trợ nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội. Hỗ trợ đầu tư nâng cấp, mở rộng, mua sắm cung cấp các trang thiết bị, vật tư y tế cho các cơ sở trợ giúp xã hội công lập, Trung tâm Nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công Quảng Nam, Cơ sở cai nghiện ma tuý Quảng Nam đảm bảo tiêu chuẩn Nhà nước quy định, đảm bảo các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, điều dưỡng, phục hồi chức năng các đối tượng người có công với cách mạng, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các đối tượng cần trợ giúp xã hội khác. Xây dựng, nhân rộng các mô hình khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội như: tâm lý và vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và dụng cụ trợ giúp, công tác xã hội cho đối tượng; phối kết hợp với khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng khác và điều trị y tế phù hợp tại cơ sở. Nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ điều dưỡng, phục hồi chức năng phù hợp đối với từng đối tượng. Nghiên cứu áp dụng bộ công cụ sàng lọc phát hiện sớm và hỗ trợ can thiệp kịp thời cho người bệnh. 

Truyền thông nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng.  Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; kỹ năng chăm sóc, điều dưỡng, điều trị và phục hồi chức năng đối với người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và các đối tượng cần trợ giúp xã hội.  Áp dụng triển khai thực hiện sổ tay hướng dẫn kỹ năng chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi chức năng cho nhân viên làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và phổ biến pháp luật về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cho cán bộ, nhân viên thuộc các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội trên địa bàn tỉnh. Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về lĩnh vực y tế lao động xã hội trong nước và quốc tế, đặc biệt là chương trình, nội dung đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ngành Lao động - Thương binh và Xã hội./.

Minh Anh



TAG:
Tin khác
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24