An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Quảng Nam: Huy động nguồn lực rà phá bom mìn góp phần ổn định đời sống nhân dân
04:03 PM 14/12/2022
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã tập trung huy động nguồn lực để rà phá bom mìn và vật liệu nổ, hướng đến một tương lai tiếp tục triển khai khắc phục hậu quả bom, mìn (KPHQBM) sau chiến tranh; đem lại cuộc sống bình yên cho người dân... Qua đó, góp phần ổn định đời sống của nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội...
Theo thống kê của Trung tâm Hành động bom, mìn quốc gia Việt Nam, Quảng Nam là một trong những tỉnh có mức độ ô nhiễm bom, mìn lớn của cả nước với 228/241 xã, phường, thị trấn bị ô nhiễm, chiếm tỷ lệ 94,6%; khoản 360.097 ha (gần 29% diện tích) bị ảnh hưởng của bom, mìn sau chiến tranh. Tính từ năm 1975 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn người chết và bị thương vì tai nạn bom, mìn. Toàn tỉnh hiện còn 1.813 nạn nhân bom, mìn; trong đó, các địa phương có nạn nhân cao như Điện Bàn 354 người, Thăng Bình 290 người; Duy Xuyên 207 người; Đại Lộc 199 người; Quế Sơn 191 người; Núi Thành 148 người; Tam Kỳ 147 người… Phần lớn diện tích ô nhiễm bom, mìn ở Quảng Nam vẫn chưa tiến hành rà phá được. Mật độ ô nhiễm cao ở các địa phương: Điện Bàn, Đại Lộc, Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn… đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Hoạt động rà phá bom mìn cần nhiều kinh phí, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có kiến thức chuyên sâu và tốn kém thời gian
Với mục tiêu từng bước làm sạch bom, mìn, vật nổ, hướng đến xây dựng tỉnh Quảng Nam không còn bom, mìn, vật liệu nổ ảnh hưởng đến đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương; giảm thiểu số vụ, số người bị tai nạn do bom, mìn gây ra trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ nạn nhân bom, mìn cải thiện đời sống, hòa nhập cộng đồng. Huy động mọi nguồn lực từ quốc tế, Trung ương và địa phương để triển khai hoạt động khắc phục hậu quả bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thời gian qua, công tác KPHQBM còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Diện tích ô nhiễm từng bước được thu hẹp, số vụ tai nạn do bom, mìn, vật nổ gây ra giảm dần. Nhiều chương trình, kế hoạch hỗ trợ nạn nhân đã được tỉnh triển khai và đem lại hiệu quả thiết thực như chế độ trợ cấp nuôi dưỡng, chăm sóc nạn nhân bom, mìn nặng; tiếp nhận nạn nhân vào các cơ sở bảo trợ xã hội; cấp thẻ BHYT miễn phí; hỗ trợ mai táng cho các gia đình nạn nhân bom, mìn; miễn giảm học phí, cấp đồ dùng học tập cho các nạn nhân là học sinh đang học tập tại các trường phổ thông… Trung ương Hội Hỗ trợ KPHQBM Việt Nam, Cục Bảo trợ xã hội, các tổ chức phi chính phủ… đã tổ chức nhiều đợt hỗ trợ sinh kế cho hàng trăm gia đình nạn nhân bom, mìn có hoàn cảnh khó khăn hiện sinh sống trên địa bàn tỉnh.Ước tính tỷ lệ bom, đạn chưa nổ chiếm từ 5 đến 7% tổng số bom, đạn đã sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam. Riêng tỉnh Quảng Nam còn sót lại hàng nghìn tấn bom, đạn chưa nổ, nằm rải rác ở tất cả các nơi và ở các độ sâu khác nhau trong lòng đất. Hiện nay, nhu cầu về xử lý bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh của tỉnh Quảng Nam là rất lớn. UBND tỉnh đề nghị Bộ Quốc phòng đầu tư, hỗ trợ kinh phí để tỉnh tiếp tục triển khai khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh; đem lại cuộc sống bình yên cho người dân.
Nạn nhân bom mìn được hỗ trợ phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh 
Bên cạch đó, UBND tỉnh Quảng Nam phê dự án “Hướng tới Giáo dục phòng tránh tai nạn bom, mìn bền vững” giai đoạn 2020- 2024. Qua đó, phối hợp với các tổ chức, cơ quan từ Bộ đến địa phương thực hiện nhiệm vụ khảo sát và KPHQBM bảo đảm cho cuộc sống của nhân dân được ổn định và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã triển khai thực hiện tốt trách nhiệm của cơ quan đầu mối, trực tiếp tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về các hoạt động kỹ thuật liên quan đến việc khảo sát, rà phá bom, mìn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan có liên quan trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin, đề xuất, theo dõi việc triển khai các chương trình, dự án về khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh do các tổ chức phi chính phủ tài trợ (như dự án DDG của Đan Mạch). Trực tiếp tổ chức lực lượng, phương tiện rà phá được hàng chục ngàn ha đất.
Tiếp đó, tỉnh còn xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn; tăng cường đào tạo và tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành công tác khắc phục hậu quả bom mìn; thực hiện tốt thông tin tuyên truyền khắc phục hậu quả bom mìn nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan chức năng và nhân dân./.
Lưu Trí Phong
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24