An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Quảng Nam hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn
09:38 AM 15/03/2023
(LĐXH)- Ngày 14/3, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành kế hoạch hỗ trợ huyện nghèo (Phước Sơn và Bắc Trà My) thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 – 2025.
Theo Kế hoạch, tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu tang trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân ở các huyện nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).
Phấn đấu đến cuối năm 2025, huyện nghèo Phước Sơn và huyện nghèo Bắc Trà My thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khan theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025; tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều) giảm từ 6 - 7%/năm, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều cuối kỳ giảm ít nhất 60% so với đầu kỳ.

Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều huyện Phước Sơn, giảm từ 6 - 7%/năm

Cụ thể, đối với huyện Phước Sơn, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 6 - 7%/năm. Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 55,15%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 42,46%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 12,69%) xuống còn 22,06% (tỷ lệ hộ nghèo là 16,98%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,08%); thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm (tăng 1,8 lần so với năm 2020).
Phấn đấu có thêm 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới (gồm các xã: Phước Năng, Phước Chánh, Phước Công và Phước Hiệp); số đơn vị cấp xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn còn 6/12 xã, chiếm tỷ lệ 50%. Đến cuối năm 2025, tổng điểm đánh giá theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 huyện Phước Sơn là 29 điểm, khả năng thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 8 Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg.
Huyện Bắc Trà My, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 6 - 7%/năm. Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 57,03%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 50,44%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,59% xuống còn 20,84% (tỷ lệ hộ nghèo là 19,45%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 1,39%); thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/năm.
Phấn đấu có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Trà Sơn và Trà Giang); số đơn vị cấp xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn còn 6/13 xã, chiếm tỷ lệ 46,15%. Đến cuối năm 2025, tổng điểm đánh giá theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 huyện Bắc Trà My là 29 điểm, khả năng thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 8 Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg.
Để đạt được các mục tiêu trên, từ năm 2023 đến năm 2025, tỉnh Quảng Nam sẽ tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm và duy tu bảo dưỡng một số công trình giao thông liên xã phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ưu tiên lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chính sách, dự án trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình MTQG nông thôn mới và các chương trình, đề án có liên quan trên địa bàn với công tác giảm nghèo bền vững nhằm nhằm tạo sinh kế, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Phước Sơn và Bắc Trà My.

Người dân huyện Bắc Trà My phát triển mô hình chăn nuôi để thoát nghèo

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thuộc nguồn vốn 03 chương trình mục tiêu quốc gia đã được phê duyệt. Huy động các nguồn nội lực và thu hút đầu tư để đầu tư cơ sở hạ tầng ở những địa bàn khó khăn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn từng huyện.
Tập trung thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững theo hướng chú trọng các sản phẩm đặc hữu gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cây ăn quả, cây dược liệu, bò, dê, heo đen...; thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhất là một số cây trồng có giá trị cao trong xuất khẩu phù hợp với thổ nhưỡng... ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất; tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, lấy khâu đột phá về phát triển nông nghiệp sạch, đặc trưng trở thành hàng hóa gắn với thực hiện chương trình mỗi xã, làng một sản phẩm. Duy trì và phát triển các loại vật nuôi đặc sản, thế mạnh khác của từng địa phương. Phát triển các mô hình sản xuất kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh trên địa bàn từng huyện.
Tăng cường công tác giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh thực hiện công tác lao động, việc làm; tổ chức thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo…
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giảm nghèo bền vững. Phát huy ý chí tự lực, tự cường và vươn lên của các hộ nghèo nhằm thoát nghèo bền vững; phát động các phong trào thi đua sôi nổi trong lao động, sản xuất. Tăng cường phát huy vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản, nghệ nhân dân gian trong công tác tuyên truyền vận động người đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững.
Tích cực tuyên truyền về công tác giảm nghèo, tìm hiểu nguyên nhân nghèo, để có các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ hiệu quả thiết thực, từ đó đề cao vai trò của người dân, đặc biệt là bản thân người nghèo là nhân tố quyết định đến sự bền vững của chương trình giảm nghèo. Khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của chính bản thân người nghèo, kết hợp với hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Kịp thời giới thiệu, biểu dương các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững để nhân rộng...

Chí Tâm

TAG: tình trạng nghèo
Tin khác
 Đắk Nông: Cải thiện dinh dưỡng, giúp người dân thoát nghèo
Hơn 8 tỷ đồng học bổng Đinh Thiện Lý được trao tặng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Bắc Giang: Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội ở huyện nghèo
Sở LĐ-TB&XH TPHCM chuyển hơn 1,1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Trường Cao đẳng Quảng Nam: Phát động đóng góp ủng hộ nhân dân các tỉnh thành phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai
150 xe đạp được trao tặng cho trẻ em ở An Giang
Huyện Đông Giang (Quảng Nam): Quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình giảm nghèo
Huyện Bắc Bình (Bình Thuận): Tập trung nguồn lực hỗ trợ người dân giảm nghèo, ổn định cuộc sống
Quảng Nam: Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững