An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Phú Vang: Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững
02:48 PM 26/05/2022
(LĐXH) - Năm 2021, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua các hình thức ủy thác đã giải ngân trên 24,77 tỷ đồng với 558 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn. Trong 2 tháng đầu năm 2022, thông qua các hình thức ủy thác, đơn vị này cũng đã giải ngân trên 12,2 tỷ đồng với 318 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn giải quyết việc làm. Qua đó, đã góp phần giúp các hộ nghèo khắc phục những khó khăn về kinh tế để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Theo phòng  LĐTB&XH huyện Phú Vang, kết quả rà soát năm 2021 số hộ nghèo trên địa bàn huyện có 1.513 hộ/3.785 khẩu, tỷ lệ 4,26%, trong đó hộ nghèo không có khả năng lao động là 825 hộ; tổng số hộ cận nghèo là 1.980 hộ /6.451 khẩu, tỷ lệ 5,57%, số hộ cận nghèo không có khả năng lao động 634 hộ. Khắc phục những khó khăn do dịch bệnh Covid-19, trong năm 2021 và 5 tháng đầu năm 2022, Phòng LĐTB&XH huyện đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, chủ động, linh hoạt, phát huy tinh thần trách nhiệm và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong công tác giảm nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, như: Một số hộ nghèo chưa ý thức được sự vươn lên thoát nghèo mà vẫn còn ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thậm chí vẫn có những trường hợp muốn vào hộ nghèo để hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ; một số mô hình giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, tuy nhiên việc nhân rộng mô hình còn hạn chế do điều kiện về kinh tế nông hộ còn khó khăn nên việc nhân rộng mô hình chưa phát triển mạnh; trong khi đó nhóm không có khả năng lao động chủ yếu là hộ thuộc diện già cả, neo đơn, ốm đau, bệnh tật nên việc thoát nghèo là rất khó…
Một mô hình trồng nấm giảm nghèo ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo chung cả huyện còn 3,8% vào cuối năm 2022, giảm tương đương 163 hộ/688 hộ; phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 hàng năm giảm 0,48%/năm, đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của huyện còn dưới 2,5%. Để đạt được các chỉ tiêu trên đề ra, huyện Phú Vang đã đề ra các giải pháp, đó là: Tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về giảm nghèo; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong công tác giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, người nghèo và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo; tập trung phát triển sản xuất, hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình; triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo….
Tại hội nghị triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022, các đại biểu và thành viên BCĐ giảm nghèo bền vững của huyện, lãnh đạo các địa phương đã tập trung thảo luận làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện; chỉ ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.
Ông Trần Gia Công – TUV, Bí thư Huyện ủy Phú Vang nhấn mạnh: BCĐ giảm nghèo bền vững huyện, các cơ quan, đơn vị địa phương phải xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu, xuyên suốt, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, vươn lên của người dân; phải xác định giảm nghèo bền vững gắn liền với xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội từ đó có hướng đi và cách làm phù hợp. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân nhằm thoát nghèo bền vững; tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo, xây dựng củng cố Ban giảm nghèo của xã, thị trấn để hoạt động có hiệu quả, xây dựng quy chế, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, tạo sự đồng bộ xuyên suốt từ huyện xuống cơ sở. Đồng chí Bí thư Huyện ủy yêu cầu từ nay đến ngày 15/6 các xã, thị trấn phải thực hiện tốt việc điều tra, rà soát, phân loại, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương mình; việc rà soát, phân loại, bình xét phải đảm bảo công tâm, khách quan, chính xác, phản ánh đúng thực trạng của đời sống nhân dân tại địa phương, từ đó phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan để có phương án hỗ trợ, như: Hỗ trợ sinh kế, xây dựng, sửa chữa nhà ở, đào tạo nghề, vay vốn… giúp các hộ nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá, đa dạng hoá các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phấn đấu vươn lên; tăng cường triển khai các chương trình, dự án, phát huy tiềm năng sẵn có tại địa phương để nghiên cứu đưa các cây, con giống vào sản xuất cho phù hợp để từ đó phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương… trên cơ sở đó nỗ lực, cố gắng hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 11 của Tỉnh ủy, chương trình hành động số 15 của Huyện ủy về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn, góp phần cùng với toàn Tỉnh đưa tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nam Khánh

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công
Thái Nguyên: Phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa