Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Phú Thọ nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện quyền trẻ em
07:58 AM 03/04/2022
(LĐXH)- Năm 2022, tỉnh Phú Thọ tập trung nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em, các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.
Toàn tỉnh Phú Thọ hiện có 400.900 trẻ em (chiếm 27,05% dân số), 4.847 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chiếm 1,2%), trong đó có 3.914 trẻ em đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội (chiếm 80,75%); 63 trẻ em nhiễm HIV/AIDS; 1.892 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (trẻ em có cha, mẹ, người thân chết, nhiễm HIV; trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy). Trẻ em dưới sáu tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế là 163.094 trẻ em, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc dưới các hình thức đạt 100%...

Trao học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Đồng Lạc, huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ)

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn, ngày 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng đã ký văn bản yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị triển khai thực hiện các nội dung trọng tâm công tác trẻ em năm 2022.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương xây dựng, triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em: Luật trẻ em; tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Lồng ghép, đưa nhiệm vụ thực hiện quyền trẻ em, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trong các chương trình, kế hoạch công tác của các sở, ban, ngành có liên quan.
Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thành nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em, các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước, cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trong trường học; phòng, chống tai nạn, thương tích, đặc biệt là đuối nước ở trẻ em.
Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em, đặc biệt về chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em; bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, bóc lột trẻ em; phòng ngừa tai nạn, thương tích trẻ em; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em. Chú trọng truyền thông trực tiếp nhằm bảo đảm các thông tin, sản phẩm truyền thông. Truyền thông, quảng bá về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) đến từng gia đình, lớp học, cộng đồng dân cư và trẻ em.
Củng cố, phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em từ cơ sở, bảo đảm hỗ trợ, can thiệp kịp thời đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại; làm tốt công tác phòng ngừa, hướng dẫn việc phát hiện, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại đến Tổng đài 111 và các cơ quan có thẩm quyền. Vận động và sử dụng hiệu quả, minh bạch nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho trẻ em, hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt do COVID-19 và hỗ trợ, cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Xây dựng và phát triển mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, bưu điện xã..; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành các cấp, đặc biệt là cấp xã và hội viên của tổ chức, đơn vị tham gia mạng lưới bảo vệ trẻ em.
UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”. Thực hiện đánh giá xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em (theo Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ). Triển khai thu thập chỉ tiêu thống kê, báo cáo theo Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em. Duy trì, phát triển cập nhật cơ sở dữ liệu về trẻ em. Thường xuyên theo dõi, thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Bắc Giang đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống mua bán người
Đồng Tháp: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
24 liệt sĩ an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Long Khánh được đính chỉnh, điều chỉnh thông tin
Phòng, chống thiên tai: Phải lấy người dân làm trung tâm
Tuyên Quang: Chủ động thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Cô gái H’Mông: Trái tim tử tế mang khát vọng kết nối giá trị nhân văn trong hệ sinh thái “Nuôi em”
Quét mã QR trên Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia để ủng hộ người khuyết tật, trẻ mồ côi
Nam Định: Đổi mới công tác bảo hiểm xã hội, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động
Kết quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở Long An