Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Phú Thọ giảm tỷ lệ lao động trẻ em xuống 4,9%
05:12 PM 26/02/2022
(LĐXH)- Thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật, tỉnh Phú Thọ phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,9% vào năm 2025 và xuống 4,5% vào năm 2030.
Theo thống kê, tỉnh Phú Thọ hiện có 400.900 trẻ em (chiếm 27,05% dân số), 4.847 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chiếm 1,2%), trong đó có 3.914 trẻ em đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội (chiếm 80,75%); 63 trẻ em nhiễm HIV/AIDS; 1.892 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (trẻ em có cha, mẹ, người thân chết, nhiễm HIV; trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy). Trẻ em dưới sáu tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế là 163.094 trẻ em, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc dưới các hình thức đạt 100%...
Những năm qua, các cấp, ngành và các địa phương tỉnh Phú Thọ thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lao động trẻ em; giám sát, kiểm tra công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, qua đó phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. 

Phú Thọ đặt mục tiêu có 90% giáo viên được cung cấp kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phú Thọ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,9% vào năm 2025 và xuống 4,5% vào năm 2030. 100% lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo, phát hiện được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi. Trên 90% lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp.
Phú Thọ đặt mục tiêu có 90% cán bộ, viên chức, giáo viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, 70% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. 70% trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
Đối với mục tiêu đào tạo, tập huấn về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, tỉnh có 90% công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện và 70% cán bộ, công chức cấp xã ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em. 90% doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, 70% hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, tỉnh Phú Thọ sẽ thường xuyên rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc để kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ xung, hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
Nâng cao năng lực của chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là người sử dụng lao động về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
Tăng cường phòng ngừa, phát hiện và hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em, đặc biệt chú trọng lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong các chuỗi cung ứng. Phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động. Xây dựng và triển khai quy trình, mạng lưới phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em gắn với hệ thống bảo vệ trẻ em. Hỗ trợ lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em và gia đình tiếp cận chính sách, chương trình, dịch vụ giảm nghèo, an sinh xã hội, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp. Triển khai các mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương và huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân trong phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
Cùng với đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng ngừa lao động trẻ em. Xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp sử dụng lao động trẻ em. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu, thu thập thông tin về lao động trẻ em khi có chỉ đạo của Trung ương.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Hiệu quả trong ngăn chặn nạn mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Bắc Giang đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống mua bán người
Đồng Tháp: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
24 liệt sĩ an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Long Khánh được đính chỉnh, điều chỉnh thông tin
Phòng, chống thiên tai: Phải lấy người dân làm trung tâm
Tuyên Quang: Chủ động thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Cô gái H’Mông: Trái tim tử tế mang khát vọng kết nối giá trị nhân văn trong hệ sinh thái “Nuôi em”
Quét mã QR trên Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia để ủng hộ người khuyết tật, trẻ mồ côi
Nam Định: Đổi mới công tác bảo hiểm xã hội, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động