Văn hóa
Trang chủ / Văn hóa - Thể thao / Văn hóa
Phong tục đón Tết của các dân tộc Việt Nam
03:10 PM 29/01/2019
Khi dịp Tết đến xuân về, mỗi đồng bào các dân tộc Việt Nam lại có những phong tục rất độc đáo để đón Tết cổ truyền, mừng năm mới. Chính những nét riêng độc đáo đó đã tạo nên những bản sắc văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú trong bức tranh toàn cảnh trong dịp Tết của Việt Nam.
 Bánh tét, một loại bánh truyền thống của người Mường trong dịp Tết. (Toquoc.vn)
Với cộng đồng người Mường sống tại chân núi Tản Viên Sơn, Ba Vì, Hà Nội, khi tiếng cồng chiêng ngân lên vang vọng giữa ngày xuân, cũng là lời gửi gắm ước vọng bình yên và no ấm của người Mường nơi đây. Theo truyền thống, lễ hội đón Xuân nào của bà con phải có một màn hát múa ca ngợi về cây đa cổ nghìn tuổi trong làng. Tiếp đó, người dân sẽ xuống giếng cổ lấy nước về thắp hương trước khi đổ vào vại tích nước ăn. Người Mường tin rằng thứ nước thiêng nơi giếng cổ sẽ đem lại may mắm, gia đình làm ăn tấn tới quanh năm. Theo quan niệm truyền thống của xứ Mường, Tết thực sự bắt đầu từ 27 tháng Chạp. Những ngày này nhà nào trong làng dường như cũng bận rộn gấp gáp hơn so với ngày thường. Trong đó có việc phải làm một cái bếp mới nhằm thay áo mới cho nhà sàn. Ông Đinh văn Luân, Làng Rùa, Văn Hóa, ba Vì, Hà Nội, cho biết: Khi bếp mới được nổi lửa cũng là lúc cả nhà quây quần sửa soạn cho những công việc chính của ngày Tết. Bếp mới sẽ phục vụ các công việc nấu đồ ăn dịp tết như luộc bánh chưng, nấu cỗ.
Trong ngày xuân, hội cồng Mường là hội không thể thiếu. (Toquoc.vn)
Ngoài ra, trong đêm 27 Tết có một công việc đòi hỏi sự nghiêm trang kính cẩn. Đó là chuẩn bị bày biện bàn thờ gia tiên. Việc này phải đích thân ông chủ nhà làm mới được. Bát hương bài vị, long ngai mâm bồng, đài hoa câu nêu được bầy trên ban thờ dựng bằng cột phên cúng tổ tiên. Ông Đinh văn Luân cho biết:Bàn thờ này cũng phải trang trí, nhưng đặc trưng là phải có hoa đào, 2 cây mía. Mía là mía cổ của người Mường. Có bộ ngũ quả chuối bưởi rồi bánh mứt kẹo. Có tâm linh rằng có thần linh, có trời đất phù hộ cho người trần. Vậy con cháu cũng chấp hành nghi lễ này mà từ xưa các cụ ông cụ bà truyền lại cho chúng tôi.
Biểu diễn khèn Mông không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. (dantri.com.vn)
Đối với mỗi người dân đất Việt, Tết cổ truyền bao giờ cũng thiêng liêng. Với dân tộc Sán Dìu, thuộc xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, phong tục đón Tết truyền thống mang nhiều đặc trưng, giầu bản sắc dân tộc. Những ngày Tết đến xuân về, phần lớn các gia đình tự chưng cất rượu để uống và mời khách trong những ngày Xuân. Trước Tết từ 1 đến 2 ngày gia đình tổ chức gói bánh chưng bằng những nguyên liệu có sẵn của gia đình. Trong phong tục đón Tết của người Sán Dìu có một điều rất thú vị là sáng sớm con cháu đi lấy nước ở các con suối về để đun nước và nấu cháo chè cúng tổ tiên. Sáng mùng 1 Tết người Sán Dìu không ăn mặn mà ăn cháo chay. Đây là một tập quán khá đặc biệt. Cháo được nấu bằng gạo nếp, đỗ xanh và đường. Trên mâm cũng bao giờ cũng có 5 bát cháo, trong lễ chay thày cúng và chủ nhà gõ chùm chòe, thanh lao và thổi tù, mời quân nam binh về ăn Tết và phù hộ độ trì cho gia chủ và bản làng. Sau tục cũng chay kết thúc, mọi người quây quần thưởng thức món chay. Ông Phạm Thọ Đoàn, cán bộ xã Đông Hưng, cho biết:   Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, chúng tôi cũng thành lập CLB Soong cô. Đây là hình thức để giữu gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những năm trước đây phong túc tập quán của người Sán Dìu cũng có bị mai một. Trong những năm gần đây được sự quan tâm, thì phong tục tết của người Sán Dìu đã được lưu truyền. Với người Sán Dìu thì tết cổ truyền là Tết to nhất.
Sống ở vùng núi cao gần thiên nhiên, khi nhành hoa mận bắt đầu chớm nở cũng là lúc báo hiệu mùa xuân mới đang về. Người Mông ở 3 xã Cán Chu Phìn, Lũng Cù và Khâu Vai, huyện mèo Vạc, tỉnh Hà Giang vẫn giữ lại phong tục ăn Tết vào tháng Chạp âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm gia đình sum họp sau những tháng bươn chải lao động vất vả trên vùng Cao nguyên Đá. Dịp Tết là thời gian nghỉ ngơi dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ tổ tiên. Dịp này còn là dịp để lớp trẻ có cơ hội giao lưu trổ tài múa khèn, hát giao duyên, tìm hiểu nhau để nên duyên vợ chồng. Anh Thò Chí Ria, dân tộc Mông, xã Cán Su Phìn thuộc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cho biết:Đồng bào Mông chúng tôi thì trong sát chuẩn bị ăn tết bà còn cũng chuẩn bị  trong 1 tháng đó chuyê để lấy củi để ăn tết. Tết sẽ nghỉ trong 1 tháng. Thứ 2 chuẩn bị cỏ cho bò, dự trữ trong 1 tuần để bọn trẻ đi chơi. Nghỉ Tết trong hết tháng Giêng đó thì bắt đầu đi làm nương.
Trong ngày 30 tết, người Mông có tục dán giấy bạc đã chạm trổ đục thành hình tiền và dán vào tường và dán giấy vào các công cụ sản xuất như sự biết ơn các công cụ đã giúp con người làm lên hạt lúa, ngô, khoai trong năm qua và hy vọng năm mới mùa màng sẽ bội thu. Trưa ngày 30 Tết họ mang cuốc, xẻng và các dụng cụ sản xuất vào nhà đặt dưới bàn thờ với ý nghĩa mọi đồ vật cũng được ăn Tết như con người. Họ đặt chiếc ghế chính dọc cửa chính trên để 1 rổ bột ngô trong đó có những quả trứng thành phần trong gia đình có bao nhiêu người sẽ tương ứng với bấy nhiêu quả trứng. Có 2 đứa trẻ đứng 2 bên, tay cầm con gà trống. Sau khi cúng xong thì cắt tiết gà. Lông của con gà này sẽ được gắn lên bàn thờ thay cho những chiếc lông gà của năm cũ, với ý nghĩa báo cáo với tổ tiên năm mới đã đến, mời tổ tiên về ăn Tết. Đêm 30 tết cả nhà không ai ngủ, người già kể những câu chuyện liên quan đến cuộc sống như chuyện cổ tích, chuyện gia đình như 1 cách giáo dục con cháu.
Xuân đang hiện hữu trên từng cành cây, ngọn cỏ trên những ngôi nhà đồng bào dân tộc cả nước. Mùi thơm nồng của rượu men lá vị ngọt mát của bát cháo chè và những câu hát Soong cô mượt mà đang đan xen, hòa quyện, tất cả tạo nên 1 bàn hòa tầu đẹp đẽ, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam.
Thu Hằng
TAG:
Tin khác
NSƯT Hồng Liên, Hồ Quỳnh Hương lan toả tinh thần Phật giáo tại đêm nhạc “Sáng Đạo Trong Đời”
Chính thức khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
Tuần lễ chiếu phim hoạt hình Việt - Pháp miễn phí
Tiếp tục vun đắp truyền thống đoàn kết, giữ vững danh hiệu ấp văn hóa
BIM Group IRONMAN 70.3 Phú Quốc 2024: Sự kiện đẳng cấp cho các vận động viên và cộng đồng tại Việt Nam
Giao lưu văn hóa, du lịch Việt – Trung: Nhịp cầu kết nối nhân dân hai nước
Triển lãm Hương Vị Italia: Cầu nối văn hóa ẩm thực Ý – Việt
Thạc sĩ Vũ Hồng Yến lan toả ý nghĩa sự phát triển Yoga toàn diện tại Ấn Độ
Long An tổ chức Tuần Văn hóa – Thể thao - Du lịch lần 2 năm 2024