Tin trong nước
Trang chủ / Thời sự / Tin trong nước
Phổ Yên đẩy mạnh Chương trình chuyển đổi số, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh
05:07 PM 04/01/2022
(LĐXH)- Thời gian qua, thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) đã đẩy mạnh Chương trình chuyển đổi số; gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) với cải cách hành chính; đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, thành phố thông minh; xây dựng thị xã Phổ Yên trở thành thành phố Phổ Yên vào năm 2023.
Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Thái Nguyên về Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian vừa qua, thị xã Phổ Yên đã tập trung xây dựng kế hoạch chuyển đổi số,  bước đầu triển khai một số hoạt động tại các đơn vị, địa phương và đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận.
Về xây dựng chính quyền số, ngày 26/4/2021, UBND thị xã đã ban hành Kế hoạch về triển khai Chương trình chuyển đổi số trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cơ quan, đơn vị, các xã, phường, các doanh nghiệp triển khai thực hiện, báo cáo định kỳ kết quả đạt được cũng như những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai để UBND thị xã có biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ một cách thiết thực, hiệu quả.
UBND thị xã đã xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước cấp thị xã và 18 xã, phường: Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính, tuyên truyền chuyển đổi số trên địa bàn thị xã; Thực hiện tốt việc kết nối liên thông hệ thống quản lý văn bản và hỗ trợ điều hành của cấp thị xã đến xã, phường với các cơ quan, ban, ngành của thị xã và tỉnh, góp phần đầy mạnh việc sử dụng văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước.
Một góc thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên)
Kết quả, tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (hoàn toàn không sử dụng văn bản giấy) giữa các cơ quan, đơn vị, các xã, phường trong thị xã đạt 100% (Trừ văn bản mật). 100% cán bộ, công chức, viên chức thị xã đã thực hiện trao đổi, tra cứu, khai thác thông tin qua môi trường mạng.
Toàn bộ văn bản điện tử đi được ký số trực tiếp trên phần mềm và được gửi liên thông trên phần mềm quản lý văn bản và hỗ trợ điều hành; 100% lãnh đạo các cơ quan thị xã và 18 xã, phường được cấp chữ ký số;
100% các cơ quan, đơn vị, các xã, phường được cấp chứng thư số. 
Toàn bộ cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức từ thị xã đến xã, phường đều sử dụng hòm thư điện tử công vụ tỉnh Thái Nguyên ((thaiguyen.gov.vn) phục vụ công việc, trao đổi dữ liệu.
Trang thông tin điện tử thị xã và 18 xã, phường hoạt động tốt, đăng tải thường xuyên, cung cấp đầy đủ các thông tin theo quy định.
Ngành Văn hóa phối hợp với ngành Tư pháp triển khai thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật bằng video, clip,...(phần mềm hộ tịch điện tử). Thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; 100% văn bản của các đơn vị cấp xã, phường được trao đổi dưới dạng điện tử (trừ văn bản Mật).
Hệ thống một cửa thị xã và 18 xã, phường được duy trì, nâng cấp, rà soát các danh mục tại dịch vụ công trực tuyến của tỉnh gồm: Danh mục cấp thị xã là 310, cấp xã, phường là 198 danh mục,...
Trung tâm điều hành thông minh (IOC) thị xã Phố Yên được hoàn thiện và đưa vào vận hành, đã kết nối với các lĩnh vực: Hệ thống báo cáo kinh tế - xã hội; hệ thống giám sát lĩnh vực y tế, văn bản điện tử, hành chính công, giáo dục, hệ thống giám sát phản ánh hiện trường, mạng xã hội, cây xanh, hệ thống giám sát cổng thông tin điện tử.
Tính đến cuối năm 2021, phần mềm phản ánh kiến nghị (Mobile App cho người dân và Phần mềm tiếp nhận và xử lý tại chính quyền) đang được triển khai cùng IOC và đã hoàn thành 90%. Hệ thống camera giao thông và an ninh gồm: Phòng trực, Màn hình ghép 12 chiếc, Camera AI giao thông: 5/20, Hệ thống cột treo, Máy chủ xử lý, Đường truyền, Phần mềm Lõi nhận dạng và Phần mềm quản lý đang được triển khai kết hợp với Trung tâm điều hành thông minh IOC.
Hệ thống camera giám sát giao thông tích hợp vào hệ thống IOC của thị xã: Hiện nay đã lắp đặt và vận hành 05 điểm, trong thời gian tới sẽ tiếp tục lắp đặt và vận hành camera giám sát giao thông tại 15 điểm trên địa bàn thị xã.

Nhà máy Samsung (Hàn Quốc) được xây dựng tại thị xã Phổ Yên góp phần quan trọng đẩy nhanh quá trình đô thị hóa tại địa phương

Về mô hình kết nối tổng thể Trung tâm điều hành đô thị thông mình IOC, khối các trung tâm điều hành này và các lớp ứng dụng, dịch vụ phía trên sẽ được xây dựng trên nên tảng đô thị thông minh, gồm có nên tảng hạ tầng tính toán, lưu trữ, hạ tầng kết nối, hạ tầng dữ liệu... Thị xã sẽ triển khai hệ thống đám mây riêng (private cloud) làm nền tảng hạ tầng tính toán, lưu trữ dùng chung, cung cấp cho các ứng dụng, dịch vụ đô thị thông minh. Ngoại trừ các dịch vụ yêu cầu hạ tầng phần cứng đặc thù như hệ thống Camera giám sát an ninh, trật tự, thị xã sẽ đầu tư thiết bị phần cứng riêng.
Trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh Covid -19, thị xã đã tăng cường tuyên truyền, triển khai thực hiện trong việc cài đặt và sử dụng các phần mềm, ứng dụng khai báo y tế điện tử phục vụ phòng chống dịch bệnh như: Bluzone, Ncovi, check In, check out, khai báo mã QR,... trên điện thoại thông minh,....
Thực hiện các phần mềm kế toán, phần mềm thi đua khen thưởng, cở sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức; Cơ sở dữ liệu về dân cư... phần mềm của các ngành...
Thị xã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã triển khai nền tảng thanh toán trực tuyến, di động phục vụ người dân (Viefel Pay, VNPT Pay...). 
100% cơ quan, đơn vị có các biện pháp hữu hiệu đảm bảo an toàn thông tin mạng như cài đặt và sử dụng các phần mềm chống mã độc, các phần mềm diệt viruts,..
100% các cơ quan, đơn vị, các xã, phường thực hiện ứng dụng chữ ký số trong ban hành văn bản điện tử và giao dịch, thanh toán biên lai điện tử.
Thị xã đã ứng dụng chữ ký số để thực hiện giao dịch với kho bạc, ký các giấy tờ pháp lý của cơ quan, đơn vị trong các giao dịch thuộc thẩm quyền của cơ quan đơn vị (100% sử dụng chữ kỹ số trong giao dịch với kho bạc, các giao dịch khác.)
Thực hiện tốt phòng họp trực tuyến tại thị xã và 18 xã, phường, đảm bảo thông suốt trong quá trình họp giữa các điểm cầu. Triển khai đầu tư và thực hiện phòng họp không giấy tờ.
Về xây dựng xã hội số: Đối với lĩnh vực Y tế, thị xã triển khai phần mềm quản lý thông tin y tế xã, phường đến trạm y tế các xã, phường, thực hiện kết nói liên thông đến các phần mềm, hệ thống triển khai tại trạm để hướng tới mỗi một trạm sử dụng 01 phần mềm duy nhất. Thực hiện kết nối liên thông giám sát phần mềm quản lý dược đối với các nhà thuốc, quầy thuốc. Tiến tới thực hiện liên thông đơn thuốc với các phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học — công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật (Chương trình giáo dục STEM, STEAM), đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng CNTT, đảm bảo an toàn thông tin tại các cấp học. Phổ cập hệ thống quản lý trường học số tại tất các trường học, 100% các trường học đã triển khai phần mềm quản lý tài chính, tài sản; quản lý học phí điện tử đảm bảo sẵn sàng việc thu/chi không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn, các loại học bạ, số điện tử, hệ thống quản lý bán trú,..

Công tác chuyển đổi số được các đơn vị hành chính sự nghiệp của thị xã Phổ Yên quan tâm thực hiện

Phòng Kinh tế, Phòng Nội vụ của thị xã đều sử dụng các phần mềm về thi đua khen thưởng, phần mềm chấm điểm cải cách hành chính, cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức, Hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu chăn nuôi...
Triển khai nền tảng xã hội số, công dân số, thị xã chủ động phối hợp với ngành Công an hoàn thiện cập nhật thông tin dữ liệu cá nhân, thẻ căn cước công dân, các thông tin cập nhật theo lĩnh vực tư pháp hộ tịch của toàn bộ người dân trên địa bàn toàn thị xã. Hướng dẫn người dân trên địa bàn sử dụng các thiết bị máy tính, điện thoại thông minh cập nhật và sử dụng các phần mềm thông tin xã hội, các trang điện tử để thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính mức độ 3, 4, thanh toán, mua sắm trực tuyến......
Về lĩnh vực xây dựng kinh tế số, Ngành Thuế - Kho bạc và Ngân hàng sử dụng Hệ thống ứng dụng Quản lý tập trung (TMS) và các phần mềm chuyên ngành thuế đảm bảo đáp ứng phục vụ công tác quản lý thuế hiện đại, hệ thống thuế điện tử (eTax) đảm bảo kết nối với dịch vụ công quốc gia cung cấp các dịch vụ công hành chính công về thuế mức độ 4 (kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử , hoàn thuế điện tử,...) phục vụ người nộp thuế khai thác sử dụng.
Hệ thống các văn bản chính sách pháp luật về thuế được cập nhật đăng tải đầy đủ trên cổng thông tin điện tử cơ quan thuế (Wed potal) đảm bảo phục vụ cho việc tra cứu, khai thác thông tin. Kết nối trao đối thông tin với Kho bạc Nhà nước, cơ quan Tài nguyên và Môi trường trong giải quyết các thủ tục hành chính về thuế và khai thác thông tin phục vụ công tác điều hành của lãnh đạo. Thanh toán không dùng tiền mặt.
Nguồn kinh phí thị xã giành cho chuyển đổi số trên địa bàn bước đầu là hơn 10,3 tỷ đồng. Kinh phí của doanh nghiệp Viettel dành cho chuyển đổi số trên địa bàn là 3,8 tỷ. Trung tâm Viễn thông Phổ Yên đầu tư cho công tác chuyển đổi số trên 25 tỷ đồng.
Những kết quả nêu trên tạo tiền đề để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, mang lại hiệu quả to lớn trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xây dựng thành phố thông minh, xây dựng thị xã Phổ Yên thành thành phố Phổ Yên vào năm 2023.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, do là lĩnh vực còn tương đối mới nên việc nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của Chương trình chuyển đổi số của một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn chưa sâu, kinh phí đầu tư cho việc ứng dụng CNTT trong quá trình chuyển đổi số ở địa phương còn hạn chế, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức về lĩch vực này còn chưa đồng đều, hạ tầng thông tin chưa đồng bộ, việc thực hiện kinh tế số tại các doang nghiệp, tổ chức, cá nhân còn hạn chế, việc xây dựng công dân số còn gặp nhiều khó khăn...
Để khắc phục tình trạng trên, đẩy nhanh công tác chuyển đổi số trên địa bàn thị xã, tỉnh Thái Nguyên và thị xã cần tăng cường đầu tư, bố trí ngân sách phục vụ ứng dụng, phát triển CNTT, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh phí xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về chuyển đổi số.
Tăng cường đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để quản trị hệ thống và kịp thời hỗ trợ người dùng trong quá trình cập nhật, chỉnh sửa, thay đổi theo quy định mới.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về lợi ích của việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tầng lớp nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, thường xuyên mở các lớp tập huấn về CNTT cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về thực hiện chuyển đổi số.
Thảo Lan

 
TAG:
Tin khác
Việt Nam tiếp tục mở rộng hợp tác lao động với các nước khu vực Châu Á
Tổng kết, trao giải cuộc thi viết 'Vượt lên số phận' lần thứ VII
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan tham dự Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 28
Phát huy vai trò công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng
Diễn đàn đối thoại doanh nghiệp Việt Nam - UAE về phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam - UAE đẩy mạnh hợp tác về nguồn nhân lực
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội 77 năm làm theo lời Bác
Vinh danh 10 “Gia đình trẻ hạnh phúc” năm 2024
Đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư