Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Phát động cuộc thi "Thiết kế Bộ nhận diện các sản phẩm truyền thông cho Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới"
03:51 PM 27/03/2019
(LĐXH) - Sáng ngày 27/3/2019 tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức cuộc thi "Thiết kế Bộ nhận diện các sản phẩm truyền thông cho Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới".
Bạo lực trên cơ sở giới là vấn đề mà tất cả các nước trên toàn thế giới đang phải đối mặt. Trong đó, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), cứ ba phụ nữ thì có một phụ nữ đã bị bạo lực thể chất hoặc tình dục trong đời. Đó là còn chưa kể các hình thức bạo lực tâm lý, kinh tế hoặc lời nói. Mặc dù ngày càng lan rộng nhưng bạo lực trên cơ sở giới chủ yếu được báo cáo là do thiếu khả năng tiếp cận các nguồn lực và các hệ thống hỗ trợ.
Ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới phát biểu khai mạc buổi lễ
Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gây thiệt hại lớn đối với cộng đồng, quốc gia và xã hội về lợi ích cộng đồng, sức khỏe và an toàn, thành tích học tập, năng suất, thực thi pháp luật, các chương trình và ngân sách công. Tác động của bạo lực trên cơ sở giới có thể kéo dài suốt đời đối với phụ nữ và trẻ em, và có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ em đã chứng kiến, hoặc bị bạo lực có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của hoặc thủ phạm gây ra bạo lực trong tương lai.
Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
Phát biểu tại lễ phát động, ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Cuộc thi được tổ chức nhằm kêu gọi phát triển các ý tưởng sáng tạo trong thiết kế và xây dựng một bộ sản phẩm truyền thông mẫu để sử dụng cho các tài liệu truyền thông và các sự kiện hưởng ứng Tháng hành động. Cuộc thi cũng nhằm lan toả thông điệp về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về xây dựng cuộc sống bình đẳng và không bạo lực, đồng thời huy động cam kết của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc phối hợp triển khai các hoạt động và sử dụng thống nhất bộ nhận diện các sản phẩm truyền thông của Tháng hành động.
Ông Tiến cũng bày tỏ hy vọng qua cuộc thi, sẽ có được một Bộ nhận diện các sản phẩm truyền thông cho Tháng hành động đầy đủ, thống nhất, chuyên nghiệp, đẹp, hấp dẫn, có khả năng truyền tải các thông điệp và đặc biệt là dễ sử dụng trong các sự kiện của Tháng hành động và các tài liệu liên quan đến bình đẳng giới trên cả nước.
Bà Rah, MiHye, Phó Giám đốc Quốc gia, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam
Về yêu cầu thiết kế, bộ tài liệu mẫu phải làm nổi bật logo đang được sử dụng của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, trong đó kết hợp màu cam đã được Liên hợp quốc lựa chọn là màu biểu tượng cho chiến dịch toàn cầu về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái và ruy băng màu trắng là biểu tượng của chiến dịch truyền thông của nam giới nhằm kêu gọi xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới. Yêu cầu mẫu thiết kế dễ sử dụng trên các chất liệu khác nhau, đặc biệt khuyến khích sử dụng trên các vật liệu tái chế, thân thiện với môi trường.
Tại Lễ phát động, bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: “Chúng tôi hoan nghênh những ý tưởng mới mẻ và sáng tạo để có được một bộ nhận diện các sản phẩm truyền thông được sử dụng rộng rãi trên khắp cả nước trong các chiến dịch phòng chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái trong thời gian tới, hướng tới một đất nước Việt Nam thịnh vượng, bền vững và an toàn cho tất cả mọi người, nơi không có phụ nữ phải sống trong sợ hãi, nơi mà tất cả phụ nữ đều được đối xử bình đẳng và tôn trọng.”
Các đại biểu tham dự Lễ phát động
Còn theo bà Rah, MiHye, Phó Giám đốc Quốc gia, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam, để đảm bảo rằng phụ nữ được hưởng đầy đủ các quyền của họ và phát huy tối đa các tiềm năng, cần phải có các hình  thức bảo vệ về mặt pháp lý. Tuy nhiên, ngoài luật pháp, chúng ta vẫn phải làm nhiều hơn nữa để lấy lại công lý cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới. Trong đó, cuộc thi Thiết kế bộ nhận diện Chiến dịch truyền thông về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới y là một trong những hành động quan trọng để giúp nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này.

 

Hà Giang

 

TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Hiệu quả trong ngăn chặn nạn mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Bắc Giang đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống mua bán người
Đồng Tháp: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
24 liệt sĩ an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Long Khánh được đính chỉnh, điều chỉnh thông tin
Phòng, chống thiên tai: Phải lấy người dân làm trung tâm
Tuyên Quang: Chủ động thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Cô gái H’Mông: Trái tim tử tế mang khát vọng kết nối giá trị nhân văn trong hệ sinh thái “Nuôi em”
Quét mã QR trên Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia để ủng hộ người khuyết tật, trẻ mồ côi
Nam Định: Đổi mới công tác bảo hiểm xã hội, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động