Thị trường - Tiêu dùng
Trang chủ / Kinh tế / Thị trường - Tiêu dùng
Ông lớn ngành giao hàng ‘hụt hơi', thị phần chảy vào tay tân binh
07:35 AM 20/03/2025
(LĐXH) - Hai ông lớn ShopeeFood và GrabFood đều chứng kiến sự sụt giảm gần 4% thị phần số lượng cửa hàng so với năm ngoái, khi thị phần này đang "chảy vào tay" các tân binh.

Vừa qua, iPOS và Nestlé Professional công bố Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực Việt Nam 2024, dựa trên nghiên cứu từ 4.000 chủ doanh nghiệp F&B và gần 4.500 thực khách, kết hợp với dữ liệu thứ cấp từ các đơn vị nghiên cứu và phỏng vấn gần 100 chuyên gia F&B.

Theo đó, ShopeeFood và GrabFood đều ghi nhận sự giảm sút gần 4% thị phần số lượng cửa hàng so với năm ngoái trong lĩnh vực cửa hàng F&B trên toàn quốc, thị phần này đang "chảy vào tay" các tân binh như BeFood và Vill Food.

ShopeeFood và GrabFood đều ghi nhận sự giảm sút gần 4% về thị phần số lượng cửa hàng so với năm ngoái. Ảnh chụp màn hình

Tuy nhiên, ShopeeFood vẫn là ứng dụng được nhiều cửa hàng sử dụng nhất, chiếm 38,8%, trong khi đó, GrabFood chiếm 36,7%. Nếu xét vào năm 2023, con số tương tự của ShopeeFood và GrabFood tương ứng là 42,94% và 40,61%.

Tuy nhiên, BeFood - "tân binh" trong ngành giao đồ ăn, đã có sự tăng trưởng ấn tượng với 12,9% thị phần số lượng cửa hàng F&B toàn quốc. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp F&B đóng cửa năm 2024, việc BeFood tăng trưởng từ 10,84% thị phần này năm 2023 là một thành công. Ứng dụng này vẫn duy trì chiến lược tập trung vào hai thị trường lớn là Hà Nội và TP HCM, dù dịch vụ gọi xe đã mở rộng ra 18 tỉnh thành.

Một tân binh đáng chú ý khác trên thị trường F&B là Vill Food. Ra mắt từ năm 2020, ứng dụng này đã nhanh chóng mở rộng ra 29 tỉnh thành, chủ yếu ở các thành phố trực thuộc các tỉnh miền Nam, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Vill Food hiện chiếm 3,5% thị phần toàn quốc, một thành công ấn tượng trong thời gian ngắn.

Theo biểu đồ, GrabFood đang là ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu tại Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.

Thêm vào đó, GrabFood đang là ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu tại Việt Nam với 50,6% thị phần doanh thu trên các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến 2024, không chỉ thu hút người dùng trong nước mà còn cộng đồng người nước ngoài, Việt kiều và du khách. Tần suất đặt hàng cao và giá trị đơn hàng lớn từ nhóm khách hàng này đã giúp GrabFood tạo ra khoảng cách rõ rệt về thị phần doanh thu so với đối thủ đứng sau.

Mặc dù ShopeeFood sở hữu tỷ lệ giao dịch tương đương GrabFood, nhưng chỉ đạt khoảng 41,7% thị phần doanh thu. Kết quả này xuất phát từ cơ cấu đơn hàng của ShopeeFood, chủ yếu là các đơn hàng giá trị thấp với chi phí vận chuyển tối ưu hóa.

Tuy nhiên, ShopeeFood có khả năng ghép đơn hàng hiệu quả, giúp giảm chi phí vận chuyển và thu hút người dùng nhạy cảm với giá cả. Do vậy, chiến lược này khiến ShopeeFood khó cạnh tranh với GrabFood ở phân khúc đơn hàng cao cấp.

Phương Hồng
TAG: ngành giao hàng
Tin khác
Prudential Việt Nam công bố Báo cáo tài chính 2024
Grab công bố các giải pháp công nghệ mới “Dành cho mỗi người”
LocknLock ký kết Thỏa thuận Ghi nhớ (MOU) với Tập đoàn lớn nhất Thái Lan CP Axtra
Quảng Nam: Quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch tại TPHCM đến địa phương
ABBank triển khai gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện
Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) làm việc với Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm Anh Đào
FASO VIỆT NAM giới thiệu nước gạo không đường lạ lẫm với người dân thủ đô tại VIETNAM EXPO 2025
Tổng Công ty Điện lực miền Nam: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân
Triển lãm VietAd và Vietnam Smart Display 2025 tại Hà Nội: Cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến và tìm kiếm đối tác của các doanh nghiệp ngành quảng cáo