An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở huyện miền núi Thanh Sơn
08:44 AM 25/05/2023
(LĐXH) – Huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đang tập trung triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu giảm nghèo đa chiều theo hướng bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Huy động mọi nguồn lực giúp giảm nghèo bền vững
Thanh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ với 32 dân tộc sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm hơn 61%, chủ yếu là dân tộc Mường, Dao. Trong những năm qua với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, huyện Thanh Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo và chính sách giảm nghèo đã tạo được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị đã đạt được mục tiêu đề ra, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đã giảm qua các năm, đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Sơn đẩy mạnh cho vay vốn giải quyết việc làm
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, huyện Thanh Sơn được thực hiện 5 dự án thành phần (7 tiểu dự án liên quan) gồm: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin và Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.
Nguồn vốn để thực hiện chương trình bao gồm Vốn ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương và nguồn huy động khác. Trong đó đầu tư trọng tâm là các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
Để thực hiện thành công mục tiêu của chương trinh, huyện Thanh Sơn sẽ huy động tối đa các nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế và tăng cường các nguồn huy động, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia, đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng. Lồng ghép nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, việc thực hiện các chính sách giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 0,5%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt trên 60%.
Đẩy mạnh cho vay vốn giải quyết việc làm
Thời gian qua, Ngân hành Chính sách xã hội huyện Thanh Sơn đã đẩy mạnh cho vay vốn giải quyết việc làm, giúp người dân có thêm nguồn lực để tạo thêm việc làm mới, tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Nhờ có nguồn vốn này, đã tạo việc làm cho trên 400 lao động có việc làm ổn định, có thu nhập từ 4 đến 6 triệu đồng trên tháng; góp phần vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương; được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao.
Mô hình trồng rau sạch của chị Lương Thị Lan
Nguồn vốn vay ưu đãi cho vay giải quyết việc làm đã giúp nhiều người lao động và nhiều hộ gia đình vượt lên khó khăn, ổn định công ăn việc làm và thu nhập. Trong đó, có thể kể đến gia đình chị Ngô Thị Kim Thuý ở khu Liên Đồng, thị trấn Thanh Sơn nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình chị đã đầu tư nuôi bò sinh sản và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cũng như nhiều nông dân chân lấm tay bùn làm bạn với cây lúa, cuộc sống của gia đình chị Thúy từng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng cùng với sự hỗ trợ của nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Sơn, chị đã biết cách vươn lên làm giàu. Năm 2022, thông qua Hội Nông dân xã, chị Thúy đã được tiếp cận 50 triệu đồng vốn vay ưu đãi hỗ trợ việc làm. Có nguồn vốn để đầu tư chị quyết định nâng cấp, mở rộng quy mô chuồng trại, mua sắm trang thiết bị, máy móc và chuyên tâm chăm sóc đàn bò. Không phụ những cố gắng nỗ lực của bản thân chị và gia đình, đàn bò sinh trưởng phát triển tốt. Mô hình nuôi bò của chị Thúy đã tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động với mức lương 4 - 4,5 triệu đồng/tháng.
Hay như chị Lương Thị Lan ở khu Hùng Nhĩ, thị trấn Thanh Sơn lại đầu tư vào phát triển kinh tế vườn. Chi Lan cho biết Gia đình tôi hiện có hơn 7ha đất sản xuất nông nghiệp. Trước đây, tôi chỉ trồng một số loại rau, củ theo phương thức truyền thống trên một phần diện tích đất, thu nhập mang lại không đáng là bao. Đầu năm 2022, được tiếp cận và vay 50 triệu đồng nguồn vốn giải quyết việc làm từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tôi đã mạnh dạn đầu tư đầu tư hệ thống tưới tiêu và trồng rau sạch… làm giàn trồng một số loại quả; cải tạo lại khu vườn… để phát triển kinh tế. Nhờ đó, đến nay, với việc trồng các loại rau, hoa… theo mùa, gia đình tôi có thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí.
Có thể thấy, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp người dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn có nguồn lực để phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của địa phương./.
Minh Cảnh
TAG:
Tin khác
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'