An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Tiếp tục có kế hoạch cụ thể hỗ trợ sinh kế, giúp đỡ nạn nhân bom mìn
11:06 AM 15/11/2022
(LĐXH) - Việc huy động nguồn lực tài chính để hỗ trợ sinh kế giúp đỡ các nạn nhân bị tai nạn bom mìn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được lãnh đạo Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam hết sức quan tâm và triển khai sâu rộng, giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho các đối tượng...
Thời gian qua, Hội đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, tiêu biểu là: Quân chủng Phòng không Không quân, Tập đoàn Viên thông Quân đội (Viettel), Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng thương mại có phần Bưu điện Liên Việt, Tổng Công ty Than Đông Bắc; Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Thăng Long (TASECO), Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Địa ốc... Đến nay, tổng số nạn nhân bom mìn đã được hỗ trợ sinh kế trên 5.500 người, với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng, trong đó có hơn 300 gia đình nạn nhân được hỗ trợ 01 con bò sinh sản/gia đình. Trên 5.500 nạn nhân bom mìn được hỗ trợ sinh kế với các mức khác nhau tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu cụ thể bằng nhiều hình thức tặng nhà tình nghĩa trị giá 35 triệu đồng/nhà; hỗ trợ vốn kinh doanh, mua sắm công cụ sản xuất, sửa chữa nhà ở với mức hỗ trợ từ 5-12 triệu đồng/hộ, tặng phương tiện nghe nhìn tivi, radio, hàng trăm chân tay giả, xe lăn và dụng cụ chỉnh hình, phục hội chức năng cho các nạn nhân.
Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam hỗ trợ kịp thời 2 nạn nhân bom mìn tại Mộc Châu, Sơn La
Bên cạch đó, có khoảng 3,4 triệu đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó có 1,1 triệu người khuyết tật nặng; 100% người khuyết tật nặng là nạn nhân bom mìn được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, gia đình nạn nhân bom mìn thuộc diện khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng 1 định xuất nuôi dưỡng, chăm sóc. Ngân sách nhà nước chi trợ giúp xã hội hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ mai táng phí cho đối tượng theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP khoảng 23.675 tỷ đồng/năm.
Hội trao quà hỗ trợ 80 gia đình nạn nhân bom mìn có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Đà Nẵng
Do số lượng nạn nhân bị tai nạn bom mìn nhiều, trong khi đó nguồn lực huy động được còn hạn chế nên Hội luôn đề cao và thực hiện đúng nguyên tắc, hỗ trợ đúng đối tượng, đúng nhu cầu và bền vững. Khi xác định danh sách nạn nhân cần hỗ trợ cùng sự phối hợp và kiểm tra từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Chỉ huy Quân sự tại địa phương. Hội cử cán bộ gặp trực tiếp từng đối tượng nhận hỗ trợ để khảo sát và điều tra về nhu cầu hỗ trợ sinh kế của nạn nhân, bảo đảm những nạn nhân được hỗ trợ là những người có hoàn cảnh khó khăn nhất tại địa phương và cây giống, con giống, nông cụ hay các công cụ sản xuất được hỗ trợ phù hợp nhất với họ. Sau khi trao hỗ trợ sinh kế, Hội cử cán bộ có trình độ chuyên môn tương ứng để hỗ trợ kỹ thuật cho nạn nhân nuôi trồng hoặc vận hành các công cụ được hỗ trợ.
Bằng những việc làm hiệu quả và thiết thực trong việc hỗ trợ sinh kế bền vững cho các nạn nhân bị tai nạn bom mìn, Hội đang dần khẳng định được uy tín và từng bước trở thành một địa chỉ tin cậy, là nhịp cầu nối những tấm lòng nhân ái của nhân dân cả nước cũng như của cộng đồng quốc tế với những nạn nhân bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, giúp họ vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng./.
Minh Quân
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24