An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Ninh Thuận phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số đạt trên 3,0%/năm
05:13 PM 07/03/2022
(LĐXH)- Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,5 - 2%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3,0%/năm; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm.
Tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Ninh Thuận có 14.208 hộ hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,82% và 12.887 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,09%. Trong đó, hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo 30a (huyện Bác Ái) là 3.173 hộ nghèo, chiếm 40,09%; 655 hộ cận nghèo, chiếm 8,28%; riêng hộ nghèo dân tộc thiểu số là 3.149 hộ, chiếm 99,24%.
Qua khảo sát đánh giá về mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, Ninh Thuận có 12.981 hộ nghèo thiếu hụt chiều việc làm, trong đó hộ thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định chiếm 57,25% so hộ nghèo. Hộ có tỷ lệ người phụ thuộc trên 50% thành viên hộ chiếm 34,11%.
Tỉnh có 7.787 hộ nghèo thiếu hụt chiều y tế và dinh dưỡng. Cụ thể, hộ gia đình có trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao hoặc suy dinh dưỡng cân nặng theo độ tuổi chiếm 14,63%; hộ có người không có bảo hiểm y tế chiếm 40,17%.
Ninh Thuận trao tiền hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà tình nghĩa
Ninh Thuận có 7.096 hộ nghèo thiếu hụt về giáo dục, bao gồm: hộ ít nhất một người trong độ tuổi từ 16 tuổi đến 30 tuổi không tham gia các khóa đào tạo hoặc không có bằng cấp, chứng chỉ giáo dục đào tạo so với độ tuổi tương ứng chiếm 41,17%; hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em từ 3 tuổi đến dưới 16 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp với độ tuổi chiếm 8,78%.
Mức độ thiếu hụt về nhà ở, tỉnh có 10.343 hộ nghèo gồm: hộ hiện đang ở nhà có chất lượng không đảm bảo “3 cứng” chiếm 24,52%; hộ hiện có nhà ở mà diện tích bình quân đầu người dưới 8m2 chiếm 48,28%.
Toàn tỉnh có 6.567 hộ nghèo thiếu hụt về nước sạch và vệ sinh môi trường, cụ thể: hộ gia đình không tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt chiếm 5,77%; hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm 40,45%.
Bên cạnh đó, Ninh Thuận còn có 7.689 hộ nghèo thiếu hụt về tiếp cận thông tin, như: hộ không sử dụng internet chiếm 38,03%; hộ không có phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin chiếm 16,09%.
Để tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống, ngày 7/3, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,5 - 2%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3,0%/năm; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm.
Về kết quả và chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu 100% huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, cầu, hạ tầng điện, công trình thủy lợi. Hỗ trợ phát triển 10 mô hình giảm nghèo/năm để đa dạng hóa sinh kế, tạo việc làm tốt, có thu nhập bền vững.
Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập. Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững…
Nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh Ninh Thuận sẽ tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo. Quy định cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện một số hoạt động của Chương trình bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm, điều kiện huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải; sử dụng vốn của Chương trình đúng mục đích và quy định.
Bên cạnh đó, bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân. Ưu tiên các công trình sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để tạo thêm sinh kế cho người dân. Phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh…

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công