An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Ninh Bình: Nhiều chính sách đặc thù trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
09:17 PM 08/04/2024
(LĐXH) – Tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm trợ giúp các đối tượng yếu thế. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đối tượng xã hội đặc biệt là nhóm yếu thế như trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật ngày càng được nâng lên.
Tính đến ngày 31/12/2023, toàn tỉnh Ninh Bình có 48.444 đối tượng hưởng trợ cấp/trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (183 trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng; 88 trẻ em, người nhiễm HIV nghèo; 1.409 người đơn thân nghèo, cận nghèo nuôi con; 18.657 người cao tuổi hưởng trợ cấp; 22.581 người khuyết tật và 5.526 người chăm sóc, nuôi dưỡng). Có 1.226 đối tượng hưởng trợ cấp theo Nghị quyết 130/NQ-HĐND (755 trẻ em nghèo, cận nghèo có cha, mẹ hưởng trợ cấp khuyết tật; 22 trẻ em, người nhiễm HIV thuộc hộ cận nghèo; 03 trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng có cha hoặc mẹ hưởng trợ cấp khuyết tật tại cộng đồng; 446 trẻ em dưới 36 tháng thuộc hộ nghèo, cận nghèo).
Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình tặng quà cho người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh 
Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo đảm an sinh xã hội. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm trợ giúp đối tượng, điển hình như: Nghị quyết số 23/2020/NQ-HĐND ngày 27/5/2020 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Nghị quyết số 07/2023/NQHĐND của HĐND tỉnh Ninh Bình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 130/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh Ninh Bình ban hành Quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và hỗ trợ một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chưa được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ; Nghị quyết số 61/2022/ NQ-HĐND ngày 27/10/2022 của HĐND tỉnh về việc quy định hỗ trợ kinh phí đóng BHYT đối với một số nhóm đối tượng có đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh.  Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tích cực vào cuộc, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của đối tượng bảo trợ xã hội từng bước được cải thiện, cuộc sống dần được nâng lên, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Đánh giá về Nghị quyết số 61, ông Vũ Xuân Đang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh cho biết: Hiện trên địa bàn tỉnh có 152.640 người cao tuổi, chiếm 13,5% dân số. Những năm qua, người cao tuổi trong tỉnh được hưởng các chính sách, như: trợ cấp xã hội, cấp thẻ BHYT, trợ cấp cho người có công, chúc thọ, tặng quà... Nghị quyết số 61 của tỉnh được ban hành với chính sách hỗ trợ 100% kinh phí đóng BHYT đối với nhóm đối tượng người cao tuổi từ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi (nhóm tuổi chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước), giúp họ vơi bớt khó khăn, cải thiện chất lượng cuộc sống, động viên người cao tuổi sống "vui, khỏe, có ích", góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. 
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội ở tỉnh Ninh Bình cũng còn một số khó khăn như: Người cao tuổi cô đơn nghèo theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/NĐ-CP không có phát sinh mới vì điều kiện hưởng là: Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có vợ (chồng), các con, cháu ruột, anh chị em ruột, con của anh chị em ruột. Thực tiễn chưa có người nào đáp ứng điều kiện này; Đời sống của một bộ phận hộ nghèo diện Bảo trợ xã hội rất khó khăn, nếu không được hỗ trợ bằng chính sách của tỉnh thì đối tượng sẽ “nghèo bền vững”, “nghèo suốt đời”.
Từ thực tế và những khó khăn vướng mắc nêu trên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 130/NQ-HĐND, nhằm giải quyết 03 vấn đề: Giải quyết vấn đề bất bình đẳng khi thực hiện chính sách đối với nhóm đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/NĐ-CP phát sinh sau 01/7/2021 (Thời điểm Nghị định có hiệu lực) với đối tượng phát sinh trước 01/7/2021 nay hưởng theo điều khoản chuyển tiếp của Nghị định 20/NĐ-CP bằng giải pháp quy định đối tượng hưởng là: Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo đang sống tại cộng đồng, không có vợ (chồng), các con, cháu ruột hoặc có vợ (chồng), các con, cháu ruột nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và người cao tuổi này chưa hưởng trợ giúp xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp theo chính sách đặc thù của tỉnh.
Xóa hộ nghèo là người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa đang sống ở cộng đồng bằng giải pháp nâng mức trợ cấp xã hội hàng tháng lên vượt mức chuẩn nghèo cho 02 nhóm đối tượng: Người cao tuổi nghèo từ đủ 70 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo điều khoản chuyển tiếp của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP; Người cao tuổi nghèo từ đủ 70 tuổi trở lên đang hưởng Trợ cấp hàng tháng theo chính sách đặc thù của tỉnh Ninh Bình;
Giải quyết vấn đề nâng cao mức sống của nhóm trẻ em đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thuộc diện hộ nghèo, đang sinh sống tại cộng đồng./.
Hưng Minh
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24