An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Ninh Bình đẩy mạnh chăm sóc người mắc bệnh tâm thần tại cộng đồng
11:10 AM 14/12/2022
(LĐXH) - Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, rồi nhiễu tâm trí nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Tỉnh Ninh Bình có khoảng 6.600 người tâm thần. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới chỉ có 1 bệnh viện chuyên khoa điều trị về tâm thần, 2 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần nặng. Hiện có khoảng gần 5.000 bệnh nhân mắc các chứng tâm thần phân liệt, động kinh, các dạng loạn thần nặng khác đang được theo dõi, quản lý tại cộng đồng. 
Để thực hiện hiệu quả việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân tâm thần, bệnh viện tâm thần tỉnh từ nhiều năm nay đã tổ chức triển khai quản lý, điều trị bệnh nhân dựa vào cộng đồng cho 100% các xã, phường, thị trấn. Người bệnh nặng sau khi được điều trị ổn định tại bệnh viện sẽ được theo dõi, quản lý tại địa phương, được cấp thuốc định kỳ tại trạm y tế. Việc làm này đã tạo thuận lợi cho nhiều người bệnh.
  Công tác chăm sóc, trợ giúp người tâm thần được tỉnh quan tâm
Để việc quản lý người mắc bệnh tâm thần tại cộng đồng hiệu quả, Bệnh viện tâm thần tỉnh hàng năm cũng triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, hỗ trợ tích cực cho y tế tuyến cơ sở trong việc quản lý, hướng dẫn điều trị bệnh nhân, giảm bớt tỷ lệ tái phát bệnh.
Cùng với việc đẩy mạnh tập huấn, tuyên truyền, các địa phương chú trọng nâng cao nhận thức trong chăm sóc, quản lý người mắc bệnh tâm thần. Từ đó có sự quan tâm, thăm hỏi, giúp đỡ kịp thời, động viên các gia đình người bệnh khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Tỷ lệ bệnh nhân tâm thần được điều trị ổn định chiếm 90% trong tổng số các bệnh nhân không may bị rối loạn tâm thần đang điều trị tại cộng đồng. Nhiều trường hợp mắc bệnh tâm thần, các chứng rối nhiễu tâm trí đã được phát hiện sớm, kịp thời đưa vào quản lý, điều trị, hạn chế những tác hại không mong muốn đến bản thân người bệnh, gia đình và cộng đồng. Kết quả này cũng góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Nhằm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 52/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2021 - 2030.

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là nhằm quán triệt, cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của Quyết định số 1929/QĐTTg ngày 25/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ vào thực hiện các hoạt động trợ giúp người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và những quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng, bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời, huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí đặc biệt là trẻ tự kỷ bị tâm thần nặng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí.

Chương trình được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh. Đối tượng là người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí quy định tại Kế hoạch này là những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, gồm: tâm thần phân liệt; chứng động kinh, tổn thương não, chậm phát triển trí tuệ, nghiện chất kích thích; rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý; người bị rối loạn stress sau sang chấn tâm lý, là nạn nhân của sự xâm hại, của bạo lực gia đình và học đường; người khuyết tật dạng tâm thần kinh, tâm thần khác.

Chương trình ưu tiên hỗ trợ các địa phương có số người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí, người có nguy cơ tâm thần cao so với dân số.

Các hoạt động chủ yếu của Chương trình bao gồm : Trợ giúp về y tế;  Trợ giúp giáo dục, Trợ giúp hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế và văn hóa, thể thao; Trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên; truyền thông, nâng cao nhận thức; giám sát, đánh giá.

Cũng theo Kế hoạch, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành... UBND tỉnh giao chủ trì thực hiện các hoạt động chủ yếu của Chương trình. Các sở, ban, ngành UBND các huyện thành phố có liên quan có trách nhiệm phối hợp.

UBND tỉnh giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công; Tổ chức rà soát thực trạng người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh làm căn cứ tham mưu đề xuất với UBND tỉnh xây dựng, bổ sung hoàn thiện các chính sách trợ giúp; đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung chính sách; Hằng năm đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

Thu Hương

TAG:
Tin khác
 Đắk Nông: Cải thiện dinh dưỡng, giúp người dân thoát nghèo
Hơn 8 tỷ đồng học bổng Đinh Thiện Lý được trao tặng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Bắc Giang: Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội ở huyện nghèo
Sở LĐ-TB&XH TPHCM chuyển hơn 1,1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Trường Cao đẳng Quảng Nam: Phát động đóng góp ủng hộ nhân dân các tỉnh thành phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai
150 xe đạp được trao tặng cho trẻ em ở An Giang
Huyện Đông Giang (Quảng Nam): Quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình giảm nghèo
Huyện Bắc Bình (Bình Thuận): Tập trung nguồn lực hỗ trợ người dân giảm nghèo, ổn định cuộc sống
Quảng Nam: Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững