An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Nhìn lại 20 triển khai tín dụng chính sách xã hội ở Bắc Ninh
02:38 PM 28/09/2022
(LĐXH) - Sau 20 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các chương trình tín dụng chính sách xã hội (CSXH) của Trung ương và của tỉnh đã được triển khai kịp thời, có hiệu quả đến các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn; từng bước khẳng định vai trò của tín dụng CSXH là công cụ, giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những năm qua, chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Ninh không ngừng phát triển, giữ vững niềm tin của xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đúng đối tượng thụ hưởng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chi nhánh thực hiện phương thức quản lý thông qua việc uỷ thác một số công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng cho 4 tổ chức chính trị - xã hội là: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. Dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội hiện nay đạt trên 2.932 tỷ đồng (chiếm 84,31% tổng dư nợ), với 2.085 Tổ tiết kiệm và vay vốn, trong đó Hội Nông dân quản lý dư nợ là 854,4 tỷ đồng; Hội Phụ nữ 1.541 tỷ đồng; Hội Cựu chiến binh 369,4 tỷ đồng; Đoàn Thanh niên 155,5 tỷ đồng.
Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp nhiều thanh niên Bắc Ninh có điều kiện khởi nghiệp
Để bảo đảm có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương các cấp luôn quan tâm đến việc huy động và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, thành phố chuyển vốn ủy thác qua Ngân hàng CSXH; tranh thủ nguồn vốn huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 3.473 tỷ đồng, tăng gấp 23 lần so với khi mới thành lập, trong đó, riêng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác đạt 406 tỷ đồng, chiếm 11,7% trên tổng nguồn vốn. Với 14 chương trình tín dụng được được triển khai hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới như: Chương trình cho vay NS&VSMTNT; cho vay hộ cận nghèo; cho vay HSSV có hoàn cảnh khó; cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; cho vay hộ nghèo về nhà ở… Với hơn 621.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Qua đó, góp phần giúp gần 80.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 45.000 lao động; giúp gần 152.000 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng, cải tạo gần 411.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…
Thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh phấn đấu nguồn vốn và dư nợ tín dụng chính sách tăng trưởng bình quân hàng năm từ 8% trở lên, trong đó nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội, hàng năm phấn đấu mức 100 tỷ đồng/năm; giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,3%/tổng dư nợ; tỷ lệ thu lãi hàng năm đạt trên 99% lãi phải thu; hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, giám sát theo định kỳ hàng năm của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ phù hợp với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.../.
Minh Cảnh
TAG:
Tin khác
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công
Thái Nguyên: Phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, phân biệt đối xử với trẻ em và trẻ em khuyết tật
Vĩnh Long: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo