Văn hóa
Trang chủ / Văn hóa - Thể thao / Văn hóa
Người hoạt động nghệ thuật không được lợi dụng tình cảm của công chúng để trục lợi
03:12 PM 16/12/2021
(LĐXH)- Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa Ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Theo đó, người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật gồm nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật và nhiếp ảnh không được lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cá nhân dưới mọi hình thức.
Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật bào gồm 3 chương, 11 điều với mục đích xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử, nhằm thống nhất nhận thức, hành động của người hoạt động nghệ thuật, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật và toàn xã hội. Khuyến khích, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp theo tinh thần “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực. Góp phần khẳng định vai trò, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền v ng đất nước.
Cụ thể, về quy tắc ứng xử chung (điều 4, chương II), người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật phải đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết, trước hết, trọng danh dự, đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật. Gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín, danh dự của người hoạt động nghệ thuật phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam.

Người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật phải công khai, minh bạch kịp thời khi tham gia các hoạt động xã hội (ảnh minh họa)

Đối với quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp (điều 5, chương II), có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật, luôn tìm tòi cái mới, cái hay để phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống nhằm sáng tạo nh ng tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Lấy giá trị chân - thiện - mỹ làm mục tiêu, động lực để lan tỏa tinh thần, sứ mệnh của nghệ thuật, góp phần hình thành nhân cách, lý tưởng sống tốt đẹp, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người và cộng đồng xã hội. Gi gìn danh hiệu, hình ảnh; chọn lựa sử dụng trang phục, hóa trang phù hợp với mục đích, nội dung hoạt động nghệ thuật. Tuân thủ các quy định của pháp luật về sở h u trí tuệ; không sáng tác, lưu hành, phổ biến, biểu diễn nh ng tác phẩm có nội dung không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc, gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng…
Quy tắc ứng xử đối với đồng nghiệp (điều 6, chương II), trân trọng các thế hệ nghệ sĩ đi trước trong việc trao truyền nh ng giá trị văn hóa, tinh hoa nghề nghiệp cho các thế hệ người hoạt động nghệ thuật; tôn trọng, bảo vệ uy tín của đồng nghiệp trước công chúng, khán giả và xã hội. Chân thành hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ cùng nhau phát huy tài năng, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đối với người mới tham gia hoạt động nghệ thuật. Trung thực, có trách nhiệm trong phát ngôn, bày tỏ, chia sẻ quan điểm, không gây mâu thuẫn, tổn hại đến uy tín, quyền lợi hợp pháp của đồng nghiệp.
Về quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả (điều 7, chương II),  tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp xác đáng của công chúng, khán giả để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật. Ứng xử chân thành, đúng mực, thân thiện và xây dựng hình ảnh đẹp của người hoạt động nghệ thuật với công chúng, khán giả. Không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cá nhân dưới mọi hình thức.
Đặc biệt, trong điều 9, chương II quy định quy tắc ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội khác, người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật phải phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động xã hội. Thực hiện, phối hợp thực hiện hiệu quả các phong trào, hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm lo người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội theo quy định pháp luật.
Dùng uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hóa trong xã hội đến cộng đồng, chú trọng các hoạt động liên quan đến giáo dục sức khoẻ cộng đồng, lối sống thân thiện và bảo vệ môi trường.
Đồng thời, công khai, minh bạch kịp thời khi tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân.
Tham gia hoạt động quảng cáo phải đảm bảo truyền đạt thông tin trung thực, chính xác, rõ ràng về công dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường.
Người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật không tổ chức, tham gia các hoạt động trái quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; không thực hành, ủng hộ các hoạt động mê tín dị đoan, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Thời trang Việt 2024: Một năm chuyển mình rực rỡ
Triệu Lộ Tư trước nhập viện: Da bọc xương, thở oxy để diễn
Countdown 2025 ở Hà Nội có gì?
Khám phá mùa xuân biên viễn Hà Giang và những điều không thể bỏ lỡ
Các điểm bắn pháo hoa dịp Tết dương lịch và nguyên đán tại Hà Nội
 Những scandal rúng động showbiz Việt 2024
MC Mai Ngọc xác nhận mới cưới, công khai chồng thứ 2
NSND Tự Long làm Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội
Nửa đêm Cục trưởng Xuân Bắc đến thăm dàn Táo quân 2025