Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Nghệ An: Nhiều chỉ tiêu Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đạt và vượt kế hoạch
09:41 AM 28/10/2020
(LĐXH)- Sau 10 năm triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình, đề án về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ, Nghệ An có 21/28 tiêu chí đạt và vượt kế hoạch.
Tại Nghệ An, sau 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020, kết quả lồng ghép giới vào các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị và xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức về giới và bình đẳng giới của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, từ người lao động đến các nhà lãnh đạo, quản lý đã được nâng cao.
Công tác phối hợp liên ngành thực hiện Chiến lược ngày càng chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ, hiệu quả. Tỉnh đã hình thành được bộ máy tổ chức làm công tác bình đẳng giới và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ từ cấp tỉnh đến cơ sở xã, phường. Công tác kiểm tra, giám sát  được quan tâm và duy trì góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu  bình đẳng giới của tỉnh.
Đồng chí Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐTB&XH, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Nghệ An tại Hội nghị tổng kết thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 -2020
Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nghệ An Đoàn Hồng Vũ cho biết: "Trong những năm qua, Nghệ An đã có những bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước về Bình đẳng giới. Đến nay đã có 21/28 tiêu chí thuộc các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 đạt và vượt kế hoạch đề ra, chiếm tỷ lệ 75% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, một số tiêu chí như: Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng cấp xã; tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội; tỷ lệ nữ được tạo việc làm mới; tỷ lệ nữ vùng nông thôn nghèo, dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi; tỷ lệ nữ có trình độ tiến sỹ.... đều vượt cao. Từ việc thực hiện lồng ghép có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đã góp phần thúc đẩy các lĩnh vực chính trị, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hoá-thông tin, thể dục thể thao, gia đình, củng cố quôc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh”.
Để công tác bình đẳng giới đạt hiệu quả và đi vào thực chất hơn nữa, theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nghệ An, giai đoạn 2021 – 2030, cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp đồng bộ như: tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách đảm bảo nguyên tắc bình đẳng nam, nữ như: chính sách thực hiện nguyên tắc bình đẳng về độ tuổi trong đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo…
Xây dựng cơ chế, quy định cụ thể tỷ lệ nữ trong nguồn quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trong chỉ tiêu chiêu sinh đào tạo trong các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, các khóa đào tạo sau đại học; cần nghiên cứu các chính sách cụ thể đối với cán bộ nữ về đào tạo, bố trí, sử dụng, đề bạt ở các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen cho 10 tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020
Các bộ, ngành Trung ương cần có sự phối hợp  xây dựng hệ thống chỉ tiêu về lồng ghép giới trong hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để địa phương có căn cứ thực hiện. Nghiên cứu lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào giảng dạy tại các bậc học, cấp học, ngành học, trong hệ thống các trường chính trị. Bổ sung thêm chỉ số nữ làm chủ doanh nghiệp vào Mạng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh; đồng thời sửa đổi một số chỉ tiêu mang tính định tính, khó đánh giá và thực hiện.
Tại địa phương, cần tăng cường hỗ trợ địa phương về kinh phí và kỹ thuật để đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác bình đẳng giới ở cấp tỉnh, huyện, nhất là mở các lớp tập huấn cho các đối tượng khác nhau như: Thanh tra, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên các báo, đài và các cơ quan truyền thông;Cán bộ ngành tư pháp, cán bộ pháp chế cấp tỉnh, huyện; cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ của các sở, ban, ngành; hỗ trợ các chương trình dự án về thực hiện công tác bình đẳng giới, lồng ghép giới trên các lĩnh vực tại địa phương.
Có kế hoạch chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới, đa dạng hóa hình ảnh của nữ giới với các vai trò và vị thế trong thời kỳ đổi mới; kiểm soát chặt chẽ không để các sản phẩm quảng cáo mang nội dung, hình ảnh định kiến giới trên các phương tiện truyền thông; tổ chức kiểm tra, thanh tra, rà soát các cơ sở in ấn, xuất bản để phòng ngừa, xử lý việc xuất bản phát hành các sản phẩm vi phạm Luật Bình đẳng giới.
Hỗ trợ địa phương tài liệu tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, nhất là tài liệu dành cho các đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục quan tâm chỉ đạo và  bố trí nguồn lực cho công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ./.
Hồng Anh
TAG:
Tin khác
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
Quyết liệt trong phòng chống mua bán người và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ cho nạn nhân
Nam Định: Quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi
Phát huy sức mạnh liên ngành trong công tác trẻ em
Hải Hậu triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Nam Định nỗ lực giảm nghèo bền vững
Ninh Bình: Nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng, chống mua bán người
Quảng Ninh tích cực vận động nguồn lực xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
Bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12